Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
18/04/2022 21:09:22

Chứng minh câu tục ngữ

chứng minh câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn
3 trả lời
Hỏi chi tiết
127
2
0
Lê Vũ
18/04/2022 21:09:42
+5đ tặng

Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền” và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vậy quan điểm ấy đúng hay không đúng và trong hoàn cảnh ngày nay, có cần bổ sung thêm điều gì chăng?

Tất cả các sự vật đều có hai mặt là nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao. Tuy vậy, hình thức cũng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nội dung.

Thực tế cho thấy các đồ vật làm bằng gỗ tốt, gỗ quý (giường, tủ, bàn, ghế...) có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn, đánh bóng chúng bằng một lớp vecni là đủ. Trong khi đó những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp lại hay được sơn phết hào nhoáng bên ngoài. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường. Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khiếm khuyết bên trong... là lại “tốt mã dẻ cùi” nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.

Ngày nay, chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng. Chúng ta cần biết, giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị của nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.

Đồng quan điểm với người xưa ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng...) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm, trách nhiệm với bản thân, với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học... thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc là tôn trọng mình, tôn trọng người khác và điều đó lại trở nên rất thanh cao, cao quý. Trái lại, những kẻ thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng. Đương nhiên, cùng với việc chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ánh nội dung.

Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người. Để phấn đấu vươn lên, ta cần phải học tập và rèn luyện, tu dưỡng để “tốt gỗ” đồng thời có được tư cách, lối sống đẹp như “nước sơn”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
diep linh
18/04/2022 21:10:50
+4đ tặng

Kho tàng dân ca, ca dao có rất nhiều câu nói hay về đánh giá con người và đồ vật. Một trong số đó là câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để lại những bài học giá trị.

Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh gần gũi đó là “gỗ” và “nước sơn”. “Gỗ” là vật liệu làm thành các đồ dùng, còn “nước sơn” thì dùng quét lên trên bề mặt của gỗ giúp gỗ trở nên đẹp, bền hơn. Mà gỗ tốt thì sẽ làm nên những đồ dùng tốt và ngược lại khi gỗ xấu thì dù quét lên lớp sơn đẹp đẽ nhất, tốt nhất thì nó cũng sẽ nhanh hỏng. Mọi vật tồn tại trên đời đều có hai mặt đó là nội dung và hình thức. Hình thức là bên ngoài trực tiếp nhìn thấy bằng mắt thường. Nội dung là bên trong, chất lượng phải kiểm định trong thời gian dài mới thấy được. Bên cạnh đó, nội dung và hình thức không phải lúc nào cũng tương đồng cùng nhau. Một vật có hình thức đẹp nhưng chưa chắc chất lượng. Nhận biết tốt xấu như thế nào thì quan niệm của cha ông ta đã đưa ra là rất hữu ích cho cuộc sống chúng ta.

Qua câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhằm khẳng định muốn đánh giá một thứ là tốt hay xấu thì chúng ta cần phải xem xét kỹ cái chất lượng bên trong chứ không phải hình thức bên ngoài. Ông cha ta đã đề cao phẩm chất đạo đức hơn là vẻ đẹp đẹp bên ngoài. Câu tục ngữ đã được rút ra từ kinh nghiệm sống, người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ hiểu biết cao tất sẽ là người làm được việc, mọi người tin cậy. Phẩm chất đạo đức tốt nếu được giao công việc họ sẽ cố gắng, chăm chỉ để hoàn thành công việc. Trái lại khi giao việc cho một người có bề ngoài hào nhoáng, lời nói hoa mỹ, họ chỉ thực sự giỏi nói chứ làm thì còn phải xem lại.

Trong thực tế hình thức và nội dung có thể không thống nhất với nhau. Nhiều khi chúng ta thấy một đồ vật đẹp, lung linh nhưng thực chất lại làm từ nguyên liệu dễ hỏng và độc hại. Nhất là con người, khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại khoảng cách con người càng lớn, giản dị, chất phác thời xưa dần dần suy thoái và gần như biến mất. Con người ngày càng giả tạo, che giấu bản chất bên trong. Vì vậy trước khi đánh giá một ai đó chúng ta luôn phải tỉnh táo suy xét và không nên vội vàng đưa nhận định qua dáng vẻ bề ngoài.

Như vậy, câu tục ngữ trên đã để lại bài học cho chúng ta. Mỗi người hãy ghi nhớ rằng phẩm chất và đạo đức, tài năng thực sự mới là điều quan trọng chứ không hẳn là vẻ đẹp bên ngoài.

diep linh
chấm điểm với ạ!
1
0
fwng._theoz
18/04/2022 21:10:52
+3đ tặng

B tham khảo nhe ^^
Kho tàng dân ca, ca dao có rất nhiều câu nói hay về đánh giá con người và đồ vật. Một trong số đó là câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để lại những bài học giá trị.

Câu tục ngữ đưa ra hai hình ảnh gần gũi đó là “gỗ” và “nước sơn”. “Gỗ” là vật liệu làm thành các đồ dùng, còn “nước sơn” thì dùng quét lên trên bề mặt của gỗ giúp gỗ trở nên đẹp, bền hơn. Mà gỗ tốt thì sẽ làm nên những đồ dùng tốt và ngược lại khi gỗ xấu thì dù quét lên lớp sơn đẹp đẽ nhất, tốt nhất thì nó cũng sẽ nhanh hỏng. Mọi vật tồn tại trên đời đều có hai mặt đó là nội dung và hình thức. Hình thức là bên ngoài trực tiếp nhìn thấy bằng mắt thường. Nội dung là bên trong, chất lượng phải kiểm định trong thời gian dài mới thấy được. Bên cạnh đó, nội dung và hình thức không phải lúc nào cũng tương đồng cùng nhau. Một vật có hình thức đẹp nhưng chưa chắc chất lượng. Nhận biết tốt xấu như thế nào thì quan niệm của cha ông ta đã đưa ra là rất hữu ích cho cuộc sống chúng ta.

Qua câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhằm khẳng định muốn đánh giá một thứ là tốt hay xấu thì chúng ta cần phải xem xét kỹ cái chất lượng bên trong chứ không phải hình thức bên ngoài. Ông cha ta đã đề cao phẩm chất đạo đức hơn là vẻ đẹp đẹp bên ngoài. Câu tục ngữ đã được rút ra từ kinh nghiệm sống, người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ hiểu biết cao tất sẽ là người làm được việc, mọi người tin cậy. Phẩm chất đạo đức tốt nếu được giao công việc họ sẽ cố gắng, chăm chỉ để hoàn thành công việc. Trái lại khi giao việc cho một người có bề ngoài hào nhoáng, lời nói hoa mỹ, họ chỉ thực sự giỏi nói chứ làm thì còn phải xem lại.

Trong thực tế hình thức và nội dung có thể không thống nhất với nhau. Nhiều khi chúng ta thấy một đồ vật đẹp, lung linh nhưng thực chất lại làm từ nguyên liệu dễ hỏng và độc hại. Nhất là con người, khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại khoảng cách con người càng lớn, giản dị, chất phác thời xưa dần dần suy thoái và gần như biến mất. Con người ngày càng giả tạo, che giấu bản chất bên trong. Vì vậy trước khi đánh giá một ai đó chúng ta luôn phải tỉnh táo suy xét và không nên vội vàng đưa nhận định qua dáng vẻ bề ngoài.

Như vậy, câu tục ngữ trên đã để lại bài học cho chúng ta. Mỗi người hãy ghi nhớ rằng phẩm chất và đạo đức, tài năng thực sự mới là điều quan trọng chứ không hẳn là vẻ đẹp bên ngoài

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo