Bài 1: Một vật B có khối lượng m được gắn vào một đầu dây nhẹ, không co giãn. Dây vắt qua một ròng rọc nhẹ. Đầu kia của dây gắn với một vật A có khối lượng 2m. A chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang. B chuyển động thẳng đứng. Đoạn dây phía A dài 0,8m. Đoạn dây phía B dài 0,2m. Giả sử ban đầu hệ đứng yên. Thả cho hệ chuyển động không vận tốc đầu. Hãy tính vận tốc của A khi A tới mép bàn.
Cho g = 10m/s2. Tính gia tốc và thời gian mỗi vật đã chuyển động.
Bài 2: Hai vật M1 và M2 có khối lượng lần lượt là 2kg và 6kg được nối với nhau bởi một dây nhẹ, không co giãn. Dây vắt qua ròng rọc để M1 chuyển động thẳng đứng và M2 chuyển động trên một mặt nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Vật M1 được cấp một vận tốc ban đầu bằng 2m/s theo phương thẳng đứng, hướng xuống dưới. Cho g = 10m/s2. Tính quãng đường mỗi vật chuyển động cho đến khi dừng lại. Xác định gia tốc và thời gian vật bắt đầu chuyển động cho đến khi dừng lại.
Bài 3: Một vật có khối lượng m được đặt tại một điểm A (có độ cao h so với mặt đất) để sau đó chạy trên đường tròn bán kính R = 10cm. Cho g = 10m/s2.Với h = 2R, để xe chạy được đến điểm C thì phải truyền cho vật một vận tốc ban đầu bằng bao nhiêu? Nếu không truyền vận tốc đầu thì A phải có độ cao bằng bao nhiêu để vật có thể tới được C.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |