Châu Nam Cực không có dân bản địa sinh sống và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy con người đã đến đây cho đến thế kỷ 19. Tuy nhiên, niềm tin về một Terra Australis— một lục địa lớn ở xa về phía nam của Trái Đất nhằm "cân bằng" với nhiều lục địa ở phía bắc của châu Âu, Á và Bắc Mỹ — đã tồn tại từ thời Ptolemy (thế kỷ 1), người đã đưa ra ý tưởng về tính đối xứng của lất cả các khối đất liền đã được biết đến trên thế giới. Thậm chí vào cuối thể kỷ 17, sau khi các nhà thám hiểm tìm thấy Nam Mỹ và Úc không phải là một phần của huyền thoại "Nam Cực", các nhà địa lý tin rằng lục địa này phải lớn hơn kích thước thực của nó.
Các bản đồ của châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thiết này cho đến khi tàu của thuyền trưởng James Cook, HMS Resolution và Adventure băng qua vòng Nam Cực vào ngày 17 tháng 1 năm 1773 và một lần nữa vào tháng 1 năm 1774.[6] Cook đã đi khoảng 75 dặm (121 km) bờ biển Châu Nam Cực trước khi rút lui khi gặp khối băng vào tháng 1 năm 1773.[7] Việc trông thấy Nam Cực được xác nhận đầu tiên có thể chỉ đối với thủy thủ đoàn chỉ có 3 người. Theo nhiều tổ chức khác nhau (National Science Foundation,[8] NASA,[9] Đại học California tại San Diego,[10] và các nguồn khác),[11][12] các tàu được chỉ huy bởi 3 người đã nhìn thấy Nam Cực hay lớp băng của nó vào năm 1820 là: von Bellingshausen (thuyền trưởng Imperial Russian Navy), Edward Bransfield (thuyền trưởng Royal Navy), và Nathaniel Palmer (người săn hải cẩu của Stonington, Connecticut). Cuộc thám diễm do von Bellingshausen và Lazarev dẫn đầu trên các chiếc tàu Vostok và Mirny đã đến điểm 32 km (20 mi) từ Queen Maud's Land và ghi nhận việc nhìn thấy lớp băng tại