Câu 2
Câu thơ mở đầu rất tự nhiên "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ".
Hai tiếng "từ ấy" là diễn tả mốc thời gian. Cái mốc thời gian nhiều khi là ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với TốHữu hai tiếng "từ ấy" như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu từ ấy.
Trước đó, Tố Hữu còn "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời". Cũng như nhiều thanh niên khác, Tố Hữu "vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn". Thế rồi, từ bóng tối của cuộc đời cũ, Tố Hữu thấy bừng lên trước mắt mình ánh sáng lí tưởng Đảng. Lí tưởng Đảng chiếu rọi và Tố Hữuđón nhận bằng cả trí tuệ và tình cảm của mình. Ba tiếng: "bừng nắng hạ", ta nhận ra ánh sáng chói chang, rực rỡ. Hình ảnh "mặt trời chân lí" tạo ra bởi tư tưởng đúng đắn và nghệ thuật thơ ca. Đó là mặt trời chiếu ánh sáng đúng đắn nhất. Nhờ có mặt trời chân lí Tố Hữu nhận ra lẽ phải, niềm tin và tương lai cần vươn tới. Cụm từ "bừng nắng hạ" chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. "Chói" diễn tả ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Lí tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới. Tố Hữu đón nhận nó bằng cả trí tuệ và tình cảm rạo rực say mê, sôi nổi:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Một mảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá, có hoa, ngọt ngào hương sắc, chim hót rộn ràng. Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn nhà thơ. Tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, say mê, náo nức, trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi chiều tiếp nhận lí tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người. Đây cũng là thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng và đời sống thi ca