Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Địa lý - Lớp 5
02/05/2022 14:19:52

Đặc điểm địa hình của châu Á

đặc điểm địa hình của châu á
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.051
0
0
Dương Bảo Bảo
02/05/2022 14:20:14
+5đ tặng
Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng. - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kim Mai
02/05/2022 14:23:00
+4đ tặng
  • Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
  • Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
  • Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
2
0
Bngann
02/05/2022 14:23:30
+3đ tặng
  • Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
  • Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
  • Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
1
0
❤HGOTRL❤
02/05/2022 15:02:48
+2đ tặng
Đặc điểm địa hình châu Á
Quá trình hình thành phát triển lâu dài của thế giới nói chung và châu Á nói riêng, cùng với cấu tạo địa chất phức tạp đã làm cho địa hình châu Á có những nét rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh vị trí địa lý, đặc điểm về địa hình châu Á như độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ của rừng là những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa khí hậu theo từng khu vực, lãnh thổ cụ thể.

– Sự phân chia bề mặt:

Nguồn gốc sự đa dạng của địa hình châu Á đã làm cho bề mặt bị chia cắt rất mạnh và phân hóa rõ rệt. Có thể nói châu lục này hội tụ đủ các dạng địa hình khác nhau, bao gồm các hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ, xen vào đó là các cánh đồng và nhiều các đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.

Các dãy núi trung bình và cao bao phủ khắp bề mặt châu lục, trong đó phải kể đến như dãy Hi-ma-lay-a có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m – cao nhất thế giới. Núi K2 ( Trung Quốc và Pakistan) cao 8.611m. Dãy Côn Lôn cao 7.167m. Nhìn chung độ cao trung bình của hệ thống các núi này từ 5.000-6.000 m, ngoài ra có một số dãy núi cao hơn được mệnh danh như là nóc nhà của thế giới.

Ngoài các hệ thống núi cao địa hình cũng coi như được cân bằng lại bởi các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…
 

– Hướng của hệ thống núi:

Sự ảnh hưởng của đơn vị kiến tạo và lịch sử phát triển lãnh thổ tác động rõ rệt tới hướng của các dãy núi. Hẹ thống ở châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là: đông-tây hoặc gần đông-tây, bắc-nam hoặc gần bắc-nam .

+ Hướng Đông-Tây hoặc gần Đông-Tây bao gồm các dãy núi chạy xuyên suốt từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến dãy Himalaya, cùng với các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.

+ Hướng Bắc-Nam hoặc gần Bắc-Nam gồm các dãy núi chạy dài theo miền Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á như Ghat Đông, Ghat Tây của Ấn Độ, Đại Hưng An của , La-blô-nô-vôi của  Trương Sơn của Việt Nam…

Cac sơn nguyên cao đồ sộ: Sơn nguyên Trung-xi-bia, sơn nguyên Đê-Can, sơn nguyên A-rap, sơn nguyên Tây Tạng..

Các đồng bằng rộng lớn: Tu Ran, Ấn Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung, Lưỡng Hà

– Sự phân bố địa hình:

Nhìn chung địa hình châu Á chia cắt phức tạp, phân bố không đồng đều. Các núi và sơn nguyên

cao tập trung chủ yếu ở trung tâm tạo thành một vùng núi cao, hiểm trở và đồ sộ nhắt thế giới. Trên các núi có băng hà bao phủ quanh năm.Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Ảnh hưởng đến khí hậu: Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp. Các bồn địa nằm giữa vùng núi và sơn nguyên cao mùa đông có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh và mùa hạ cao hơn. Bên cạnh đó địa hình còn làm lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Ngoài ra do có hệ thống núi, cao nguyên đồ sộ chạy theo hướng Bắc Nam, hoặc gần Bắc Nam, Đông Tây hoặc gần Đông Tây và tập trung ở trung tâm làm ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào đất liền làm cho các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo