Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Về phía địch:
Vì kế hoạch Na-va không thực hiện được theo dự kiến, Pháp quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 căn cứ điểm.
Pháp và Mỹ đều đưa Điện Biên Phủ là “ pháo đài bất khả xâm phạm”. Điện Biên Phủ trở thành địa điểm trung tâm của kế hoạch Nava.
2. Về phía ta:
Từ tháng 11-1953 đến tháng 2- 1954, bộ đội ta liên tục mở các cuộc tiến công ở Tây Bắc, Trung Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào và các chiến trường phối hợp khác. Chiến thắng đó đã làm cho kế hoạch Na-va của địch đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, vùng giải phóng đã mở rộng, hậu phương đã lớn mạnh, quân đội ta đã trưởng thành, có đủ tinh thần và lực lượng đảm bảo cho việc giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
Ta đã huy động đại bộ phận lực lượng chủ lực tham gia chiến dịch gồm 4 đại đoàn bộ binh ( 308, 312, 316, 304), một đại đoàn pháo binh, nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y,…thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương và các cấp để đảm bảo chi viện cho tiền tuyến, trong một thời gian ngắn có khoảng 55 nghìn quân, hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, 27 nghìn tấn gạo… được đưa ra mặt trận. Như vậy, Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của quân dân Việt Nam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |