Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê có đoạn kể:
“Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh …”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.”
(Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Câu 1. Đoạn văn trên là lời kể của Phương Định trong hoàn cảnh nào? Xác định hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2. Chi tiết: “Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của sự tự nhục mạ” cho em hiểu gì về vẻ đẹp của các nhân vật.
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp làm rõ vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của ba cô thanh niên xung phong: Nho, Thao, Phương Định. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và thành phần khởi ngữ).
Câu 4. Trong những năm tháng kháng chiến gian lao của dân tộc, tiếng hát đóng một vai trò không nhỏ góp phần tăng thêm sức mạnh tinh thần cho mỗi người. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ nhiều lần xuất hiện tiếng hát, hãy chép lai ít nhất 2 câu có chứa từ “hát” trong bài thơ ấy (cho biết tác giả, tác phẩm).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
NHo, Phương Định, Thao - ba cô gái thanh niên xung phong dưới ngòi bút của Lê Minh Khuê trong Những ngôi sao xa xôi hiện lên trước hết với sự dũng cảm nơi chiến trường. Họ làm công việc phá bom nguy hiểm - tổ trinh sát mặt đường nhưng không bao giờ họ ngại khó, ngại khổ. Ta có thể thấy họ luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng cho công việc: chị Thao phân công nhiệm vụ, Nho đội cái mũ sắt lên đầu, Phươgn Định bị thương nhưng không đi thăm khám ở viện. Bên cạnh đó, họ còn ngời sáng vẻ đẹp của lí tưởng. Lí tưởng đã thôi thúc ba người trẻ lên đường vì quê hương ngay cả khi sống trong những thiếu thốn "cây cối xơ xác, đất đá nổ tung". Lí tưởng hun đúc họ từ ba cô gái thành ba đồng chí dũng cảm "coi cái chết là cái gì mờ mịt, mơ hồ, khóc là bằng chứng của sự tự nhục mạ". Tinh thần đồng đội cũng là nét đẹp sáng ngời trong ba cô gái. Chính tinh thần ấy đã soi chiếu và giúp họ bên nhau, động viên cùng nhau vượt qua bao nguy hiểm. Bạn đọc có thể thấy sự quan tâm trong cư chỉ họ dành cho nhau. "Nho bị thương, tôi băng cho Nho, chị Thao sốt ruột dù sợ máu nhưng vẫn đến bên Nho". Chỉ một ánh mắt nhìn nhau thôi nhưng họ hiểu người kia muốn nói điều gì. Còn gì đáng trân quý hơn thế! Có lẽ tình đồng đội đã trở thành chất keo hun đúc các cô gái và làm rực sáng tinh thần đấu tranh trong họ. Chiến trường gian khổ không làm mất đi cái đẹp của tâm hồn. Mỗi cô gái một sở thích: Phương Định thích hát, chị Thao thích chép lời bài hát, Nho thích ăn kẹo... đều rất đágn trân quý. Lê Minh Khuê đã chọn lựa hình ảnh tiêu biểu cho chiến tranh, tạo dựng tình huống truyện độc đáo và liên tiếp đưa bạn đọc đến với những suy tư để nhìn nhận ba người con gái đầy ý chí ấy. Tóm lại, vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong đã trở thành điểm nhấn trên trang văn và mãi lắng đọng trong trái tim người đọc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |