Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả

Tiếng sáo diều

     Không biết tự bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

   Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

   Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu… Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

   Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy… Ôi, sáo diều… có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này…

NGUYỄN ANH TUẤN

1. Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?

a. Vì mùa hạ là mùa tác giả được nghỉ hè.      b.Vì mùa hạ là mùa tác giả được về thăm quê.

   c.Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

2. Cảnh thả diều được miêu tả bằng những hình ảnh nào?

  a. Tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ.

b.Chúng tôi xếp lại những lo toan bài vở.      c.Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ.

3. Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?

  a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể sánh nổi với tiếng sáo diều.

  b. Tiếng sáo thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

  c. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

4. Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều… Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết về những điều mình đã nhận ra khi nghe tiếng sáo diều.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5.Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

  a) Chị Võ Thị Sáu hiên ngang, …………………… trước kẻ thù hung bạo.

 b) Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên dương các nữ ……………… như: Nguyễn Thị Chiên, Tạ Kiều Linh, Kan Lịch,...

 c) Chị Nguyễn Thị Út vừa đánh giặc giỏi, vừa……… công việc gia đình.

d) Chị là một phụ nữ……………….., đảm đang.

( Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang)

6. Chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

 a)  Bão…….….. to, cây đổ……….…nhiều.

 b) Mùa xuân…………. đến, cây cối ………. đâm ra những lộc non xanh mơn mởn.

 c) Nó………… về đến nhà, bạn nó………... gọi ngay đi.

 d) Gió …….. to, con thuyền …….. lướt nhanh trên mặt biển.

      ( vừa…. đã…, càng…. càng….)

7. Nối câu có dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:

Câu có dùng dấu hai chấm

 

Tác dụng của dấu hai chấm.

 

1. Nam gọi to: “ Chờ tôi với!”.

 

a. Báo hiệu lời nói trực tiếp

 

2. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự tha đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

 

b. Báo hiệu sự liệt kê.

 

3. Họ hàng nhà dế có nhiều loại: dế mèn, dế trũi, dế đất….

 

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích, bổ sung cho bộ phận đứng trước.

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
212

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×