LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm thế nào để trở thành một người con ngoan

Làm thế nào để trở thành một người con ngoan
1 trả lời
Hỏi chi tiết
107
1
0
Thần địa ngục
23/05/2022 19:42:23
+5đ tặng
  1. Nhận trách nhiệm. Thật dễ để nói rằng một đứa trẻ ngoan sẽ biết nghe lời bố mẹ (và những người lớn khác) và làm theo những việc được bảo ban. Điều này thường đúng, nhưng điều quan trọng hơn là trẻ em nên học cách chịu trách nhiệm về những gì chúng làm. Khi một đứa trẻ nỗ lực hết sức mình, bạn cần chấp nhận rằng có những việc bạn phải làm, vì lợi ích của bản thân và cả những người khác.[1]
    • Mục đích của việc trở thành một đứa trẻ ngoan không phải là làm cho cha mẹ ít phiền muộn hơn (mặc dù họ sẽ hoan nghênh điều đó). Những đứa trẻ ngoan sẽ học được những đức tính giúp chúng hạnh phúc, thành công và trở thành người "tốt".
    • Ví dụ, bạn cần chịu trách nhiệm về việc làm bài tập về nhà và hoàn tất việc nhà, mà không cần phải liên tục nhắc nhở hay chống đối. Điều này sẽ giúp bạn trở nên năng động hơn, tự lập và thành công hơn trong công việc và cuộc sống như một người trưởng thành.


  2. 2
    Kiềm chế cảm xúc. Mỗi người chúng ta (bao gồm cả người lớn) sẽ có đôi lúc tức giận, buồn bực, cáu bẩn hoặc căng thẳng. Không có cách nào chối bỏ hay trốn tránh những cảm xúc này, và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể nghiên cứ việc nhận diện và kiềm chế cảm xúc của mình hiệu quả hơn.[2]
    • Học cách kiểm soát cơn giận là một trong những bài học quan trọng nhất dành cho trẻ em. Khi cảm thấy cơn giận sắp tuôn trào, các bước đơn giản như hít thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, và đếm đến năm có thể giúp bạn bình tĩnh và chế ngự cơn giận. Sau đó, bạn có thể suy nghĩ thông suốt hơn về ngyên nhân hình thành cơn giận và những hành động bạn có thể làm khác đi vào lần tới để kiểm soát nó.[3]
    • Tuy nhiên, cơn giận không kiểm soát không phải lúc nào cũng là nguyên nhân hình thành các hành vi sai trái. Thi thoảng trẻ sẽ hành động bộc phát khi bực tức, buồn bã, thất vọng hoặc cô đơn. Bạn có thể trải qua những cảm xúc này nếu bị bắt nạt ở trường, bị loại khỏi một nhóm sinh hoạt hoặc bị bạn bè hắt hủi. Khi cảm thấy buồn bã, hãy nói chuyện với một người lớn tuổi mà bạn tin tưởng. Nếu có thể tâm sự với bố mẹ về cảm xúc của mình, mối quan hệ giữa bạn với họ có thể được cải thiện. Dù vậy, không có gì đáng xấu hổ khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cố vấn hoặc chuyên gia khác nếu bạn thật sự cần điều đó.


  3. 3
    Trung thực và đáng tin cậy. "Những cậu bé và cô bé ngoan luôn nói sự thật." Bạn có thể đã nghe điều này, và nó thường đúng. Tuy nhiên, với cái nhìn bao quát hơn thì tính trung thực chính là một phần quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ dựa trên niềm tin. Điều này sẽ giúp ích cho bạn lúc còn trẻ cũng như khi trưởng thành.[4]
    • Mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự tin tưởng, và niềm tin sẽ được xây dựng dựa trên tính trung thực. Bạn muốn nói dối bố mẹ để tránh bị phạt hoặc tránh làm họ buồn. Tuy nhiên, cách này thường không mấy hiệu quả và nó sẽ cản trở việc phát triển một mối quan hệ trưởng thành hơn với họ.
    • Dù bố mẹ buồn bã đến mức nào khi nghe sự thật là bạn đã thi trượt vì bạn không học bài, ăn cắp một thanh kẹo trong cửa hàng, chế nhạo một cậu bạn học dễ bị tổn thương, v.v. - họ cũng sẽ cảm thấy tự hào về sự thành khẩn của bạn. Đây là một dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành và niềm tin.


  4. 4
    Đón nhận những khiếm khuyết và rút kinh nghiệm từ những sai lầm. Ngay cả những đứa trẻ ngoan ngoãn nhất cũng mắc rất nhiều sai lầm. Đây là một phần của quá trình trưởng thành và làm người. Điều quan trọng là cách bạn đối phó với những khiếm khuyết của mình. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm là dấu hiệu của sự trưởng thành và chắc chắn sẽ được bố mẹ đánh giá cao.[5]
    • Nếu bạn không hoàn thành tốt một kỳ thi quan trọng vì thiếu chuẩn bị, bạn có sẵn sàng thừa nhận tầm quan trọng của việc học hay không? Nếu bạn có lý do để đôi co với mẹ ở nơi công cộng, bạn có hiểu tầm quan trọng của việc thể hiện lòng kính trọng? Khi một đứa trẻ chín chắn, trưởng thành mắc phải những sai lầm như vậy, nó sẽ rút kinh nghiệm và trở nên tiến bộ hơn.
    • Ngay cả những bậc bố mẹ khó tính nhất cũng sẽ chấp nhận một số lỗi lầm của con cái họ, đặc biệt nếu chúng không tái phạm những sai lầm thêm lần nữa. Bố mẹ nào cũng muốn nhìn thấy con họ lớn lên và trưởng thành. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm thay vì tái phạm luôn là một dấu hiệu tích cực.


  5. 5
    Học cách tự giải quyết vấn đề. Những đứa trẻ bị coi là trẻ "hư" do những hành vi sai trái thường gặp rắc rối trong việc giải quyết các vấn đề của chúng theo cách thích hợp. Tâm trạng rối bời và bực dọc thường dẫn đến những quyết định sai lầm. Tuy nhiên việc có thể nhận biết và giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn tự lập và tự tin. [6]
    • Hãy nhớ rằng bố mẹ đã rất tự hào khi bạn tự xếp hình hoặc viết tên của chính mình? Ngay cả khi bạn tìm tòi cách tháo tủ bếp và bày bừa khắp mọi nơi, có lẽ bố mẹ vẫn sẽ tự hào về bạn, bởi vì họ biết tầm quan trọng của việc tự lập và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thế giới người lớn.[7]
    • Đối với trẻ em, mọi rắc rối thường xảy ra do mâu thuẫn với một đứa trẻ khác. Về cách hướng dẫn dành cho trẻ để giải quyết xung đột, hãy cân nhắc tham khảo http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetailsKids.aspx?p=335&np=287&id=1521. Các bước giải quyết vấn đề bao gồm:
      • Thấu hiểu. Hãy để những người trong cuộc bày tỏ rõ vấn đề gặp phải.
      • Tránh làm mọi thứ tồi tệ hơn. Đừng la hét, xúc phạm hoặc đánh nhau với (những) đứa trẻ khác, cho dù bạn có buồn thế nào. Giữ bình tĩnh và tháo gỡ từng vấn đề.
      • Cùng nhau giải quyết. Giải bày cảm xúc của bạn về cuộc xung đột với những lời như "Tôi cảm thấy tức giận khi ..." hoặc "Tôi cần cảm thấy ...". Sau đó chăm chú lắng nghe lời giải bày của những đứa trẻ khác.
      • Tìm giải pháp. Nghĩ ra các giải pháp khả thi khác nhau, và chọn một giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của các bên liên quan.


  6. 6
    Biết khi nào nên nhờ giúp đỡ. Như chúng ta vừa thảo luận, học cách nhận biết và tự giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ em (và cả người lớn). Tuy nhiên, khả năng nhận biết và chấp nhận khi cần giúp đỡ trong việc xử lý vấn đề cũng quan trọng không kém.[8]
    • Sẽ chẳng ích gì khi bạn "bỏ qua" bài tập toán về nhà mà không cố gắng tự mình tìm lời giải. Nhưng cũng chẳng ích gì khi không chịu nhờ vả khi cần vì bạn cứ khăng khăng tự làm mọi thứ.
    • Không một đứa trẻ (hoặc người lớn) nào có thể tự giải quyết mọi vấn đề. Bố mẹ luôn muốn hỗ trợ khi bạn cần, và sẽ xem thiện ý muốn nhờ vả của bạn như một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, đừng hy vọng họ sẽ giải quyết mọi vấn đề cho bạn - dù cho bạn chưa thực sự trưởng thành.
    • Làm thế nào để biết khi nào nên tiếp tục cố gắng tự giải quyết vấn đề và khi nào nên nhờ giúp đỡ? Không có công thức bí mật nào cả; bạn phải tin tưởng vào chính mình để đưa ra quyết định. Bạn đã nỗ lực hết mình để giải quyết các vấn đề hay chưa? Bạn có ý tưởng về việc đối phó với vấn đề không? Nếu vậy thì đây là thời điểm thích hợp để nhờ đến sự trợ giúp.
Phương pháp2
Thể hiện lòng quan tâm


  1. 1
    Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Nhiều người xem đây là "nguyên tắc vàng," và nó thực sự là một nguyên tắc quý giá để noi theo. Đối với trẻ em, việc đối xử với bố mẹ, bạn bè và gia đình và những người khác tuân theo những điều chỉ dẫn này thể hiện sự chín chắn và trưởng thành của bản thân.[9]
    • Trước khi cùng a dua trêu chọc một đứa trẻ trong lớp, hãy đặt mình vào tình cảnh của người đó và cảm nhận. Hoặc, trước khi nổi giận trước lời yêu cầu giặt giũ của mẹ, hãy nghĩ về cảm giác khi bạn cần sự giúp đỡ từ phía mẹ và bị bà từ chối.
    • Những đứa trẻ ngoan thường đối xử với bố mẹ bằng sự kính trọng. Chúng cũng đối xử với người khác tương tự như thế, điều đó thể hiện sự tôn kính dành cho bố mẹ. Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng bằng cách tôn trọng người khác trước.
    • Dù khó thế nào chăng nữa, nguyên tắc này cũng nên áp dụng trong cách đối xử với em trai (hoặc chị gái) của bạn!


  2. 2
    Học cách nhận biết cảm xúc của người khác. Nếu bạn biết được cảm xúc và phản ứng của người khác, bạn sẽ có nhiều lợi thế trong việc quyết định cách hành xử trong trường hợp đó. Ví dụ, nếu bố mẹ gặp căng thẳng về việc chi trả các hóa đơn hàng tháng, thì có lẽ đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn vòi vĩnh một món đồ chơi điện tử hoặc đôi giày mới. Hoặc, nếu anh trai bạn đang buồn khi bị loại khỏi đội bóng chày, thì tốt nhất bạn không nên trêu chọc anh ấy về việc thiếu kỹ năng thể thao. [10]
    • Bạn thực sự có thể tập "đọc" trạng thái cảm xúc của người khác bằng cách nghiên cứu khuôn mặt của họ. Hãy đến một nơi công cộng như trung tâm mua sắm, và thử tập nhận diện cảm xúc của người lạ thông qua nét mặt của họ.
    • Nhận biết được cảm xúc của người khác là điều quan trọng để thể hiện sự đồng cảm, đó là cốt lõi của ba bước đầu tiên này (đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử, đọc cảm xúc của người khác và thể hiện lòng từ bi). Tuy nhiên, sự đồng cảm có ý nghĩa nhiều hơn khi bạn có thể đọc vị cảm xúc của người khác và "đặt mình vào vị trí của họ." Điều này có nghĩa là bạn coi trọng người khác và cảm xúc của họ và đối xử với họ bằng sự tôn trọng, ngay cả khi họ không cùng quan điểm với bạn.


  3. 3
    Thể hiện sự quan tâm và lòng từ bi. Khi ai đó đang đau buồn, hay cần được trợ giúp, hãy tự mình làm điều gì đó để giúp đỡ họ. Thế giới luôn hoan nghênh những người từ bi, hay giúp đỡ người khác. Vậy tại sao lại không bắt đầu khi còn là một đứa trẻ? [11]
    • Một phần của quá trình trưởng thành là học cách mở rộng “vùng quan tâm.” Khi còn bé, bạn thường chỉ nghĩ đến nhu cầu và mong muốn của riêng mình (một cái bánh quy, một món đồ chơi mới, v.v.). Khi lớn lên một chút, bạn bắt đầu nghĩ nhiều hơn về cảm xúc và nhu cầu của những người thân thiết, như gia đình và bạn bè. Cuối cùng, bạn bắt đầu nhận ra rằng xung quanh bạn đang có nhiều người cần sự giúp đỡ.
    • Suy nghĩ về những điều nhỏ nhặt bất kỳ mà bạn có thể thực hiện để giúp đỡ, từ việc nâng cao nhận thức đến việc sẵn sàng tạo ra những thay đổi trong cuộc sống cá nhân. Ví dụ, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp bạn có thể làm đơn giản như ủng hộ những chiếc hộp không dùng đến trong tủ bếp của bạn cho các bếp ăn từ thiện để giúp đỡ những người kém may mắn.
    • Bạn có thể thể hiện lòng từ bi trong cuộc sống hàng ngày bằng việc đứng ra bênh vực cho một đứa trẻ đang bị bắt nạt, và kết bạn với nó (có thể chỉ cần nói "Bạn có muốn chơi cùng mình không?). Hoặc, bạn có thể nhờ bố mẹ mua thêm một suất ăn ở quầy bán đồ ăn nhanh bên đường và đưa cho những người vô gia cư mà bạn đi qua trên đường đến nhà hàng. Ngay cả những việc nhỏ bạn làm cũng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người khác.


  4. 4
    Bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ bạn. Khi bạn ý thức hơn về cách thức giúp đỡ người khác, bạn cũng nên nhận thức được những người đã giúp đỡ bạn. Hãy bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của họ dành cho bạn. Đây chắc chắn là đức tính của một "đứa trẻ ngoan", và là một phần quan trọng để trở thành một người có trách nhiệm và hạnh phúc. [12]
    • Là một đứa trẻ, bạn nên bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ trước tiên. Dành chút thời gian và nghĩ về tất cả những điều họ đã làm cho bạn. Viết ra nếu cần. Một món quà hoặc vật kỷ niệm biểu lộ lòng biết ơn sẽ gây được thiện cảm, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn chỉ cần bày tỏ một "lời cảm ơn" sẽ làm ấm lòng bố mẹ.
    • Để "nâng cao chuẩn mực" trong việc thể hiện lòng biết ơn, hãy trình bày chính xác lý do bạn biết ơn: "Cảm ơn Mẹ, vì đã luôn dành thời gian để giúp con giải toán. Mẹ đã giúp con cải thiện điểm số và con rất biết ơn về điều đó."
Lời khuyên
  • Nếu bạn sắp bị phạt, hãy chấp nhận điều này. Đừng phàn nàn. Hãy xin lỗi bố mẹ và hứa sau này sẽ cố gắng làm tốt hơn. Mọi tranh cãi chỉ là vô ích. Nếu bạn nói xin lỗi (với thái độ thành khẩn!), bố mẹ có thể sẽ nương tay cho bạn. Nó sẽ hiệu nghiệm lắm đấy!
  • Tự giác làm việc nhà mà không cần phải nhắc nhở. Như vậy, bố mẹ sẽ biết bạn là một đứa trẻ có trách nhiệm và luôn sẵn sàng làm việc nhà giúp bố mẹ.
  • Luôn tôn trọng người lớn. Họ thường có nhiều lời khuyên bổ ích dành cho bạn.
  • Đừng bao giờ để cơn giận kiểm soát bạn. Nếu bạn cảm thấy tức giận, hãy cố hết sức để tiết chế và giữ bình tĩnh. Trong trường hợp xấu nhất, bạn thậm chí có thể tạm "ngưng" bằng cách trở về phòng và nghỉ xả hơi.
  • Đừng bao giờ tranh cãi với gia đình khi đang nổi giận, chỉ cần bạn hít thở sâu và cố giữ bình tĩnh.
  • Đôi khi bạn sẽ cảm thấy buồn bã hoặc phiền muộn, đạp xe đạp có thể giúp bạn bình tĩnh trở lại.
  • Đừng nằm dài trên giường vào mỗi tối và cảm thấy hối hận về những phát ngôn của mình, thay vào đó, hãy nói lời xin lỗi để bạn không còn cảm giác tội lỗi.
  • Không nên tranh cãi với bố mẹ, ngay cả khi bạn cho rằng mình đúng. Họ biết điều gì là tốt nhất dành cho bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư