Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cấu tạo của ếch đồng

1. Cấu tạo của ếch đồng
2. Cấu tạo, sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài
3. cấu tạo chim bồ câu
4. Đặc điểm đặc trưng và số lượng loài của bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ cá voi
5. Tiến hóa về các hệ cơ quan
6. Sinh sản hữu tính, vô tính là sinh sản như thế nào?
7. Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật
8. Các biện pháp sinh học và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học
9. Các biện pháp đấu tranh sinh học, ưu điểm, hạn chế
19 trả lời
Hỏi chi tiết
1.728
0
0
physic 000
20/04/2018 20:44:05
câu 1:
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
physic 000
20/04/2018 20:45:14
câu 2:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc →→ giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài →→ phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt →→ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu →→ bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài →→ động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt →→ tham gia di chuyển trên cạn
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:45:32
1.
- Cấu tạo
+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước (giúp bơi nhanh, giảm sức cản của nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi) (giúp quan sát được và có thể lấy oxi để thở khj ở dướj nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí (giúp giảm ma sát khj bơj) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ (giúp nhìn tinh, nghe rõ) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Chi năm phần có ngón chja đốt, linh hoạt (giúp dễ cử động) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) (để bơi) (thích nghi với đời sống ở nước)
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:46:31
2. Cấu tạo, sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài
Sinh sản:
  • Thụ tinh trong.
  • Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp.
0
0
physic 000
20/04/2018 20:46:45
câu 3:
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
0
0
physic 000
20/04/2018 20:47:45
câu 6:
* sinh sản hữu tính là có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái .
* sinh sản vô tính là ko có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái
0
0
0
0
physic 000
20/04/2018 20:48:35
câu 7;
Cây phát sinh giới động vật là là sơ đồ dạng hình cây phát ra những nhánh từ chung một gốc (chung tổ tiên). Các nhánh lớn lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
0
1
physic 000
20/04/2018 20:49:22
câu 8;
nguyên nhân
- khai thác gỗ, khai thác củi, chặt cây, phá rừng, xây dựng đô thị,... làm mất môi trường sống của động vật
- Khai thác, sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật
- buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép
Biện pháp
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
0
1
physic 000
20/04/2018 20:50:00
câu 9:
Ưu điểm
- Có hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Không gây hiện tượng quen thuốc
Hạn chế
- Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém
- Không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hảm được sự phát triển của chúng
- Sự tiêu diệt loài sinh vật gậy hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
- Một loài thiên địch vừa có lợi, vừa có hại
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:50:47
3. cấu tạo chim bồ câu
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:53:51
4. Đặc điểm đặc trưng và số lượng loài của bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ cá voi
Bộ Ăn sâu bọ
- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi…
- Đặc điểm: Mõm dài, răng sắc, nhọn. oKhứu giác phát triển.
- Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe  đào hang.
Bộ Gặm nhấm
- Đại diện: Chuột đồng, sóc…
- Đặc điểm: Răng cửa sắc, lớn, luôn mọc dài, cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm. Không có răng nanh.
Bộ ăn thịt:
- Đại diện: Hổ, báo, chó sói…
- Đặc điểm: Răng cửa ngắn, sắc. oRăng nanh lớn dài nhọn. Răng hàm có mấu dẹp sắc. Chân có vuốt cong, phía dưới có đệm thịt → đi êm.
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:56:40
6.
- Sinh sản vô tính 
Sinh sản vô tính là hình thức phân chia cơ bản của nhân tế bào. Theo cách này một dòng vô tính được tạo thành, chúng mang bôj gen dúng như tế bào bố mẹ. 
Nếu có những sự biến đổi xẩy ra ở các tế bào con, làm cho chúng trở nên không giống với các tế bào bố mẹ, các biến đổi này có thể do quá trình đột biến, hoặc do những thay đổi trong vật chất di truyền. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản đơn giản và có hiệu quả trong tự nhiên. 
- Sinh sản hữu tính 
Quá trình sinh sản hữu tính dòi hỏi phải có quá trình giảm phân, nó rất khác so với hình thức sinh sản vô tính. Hình thức sinh sản vô tính có sự tham gia của hai tế bào để tạo thành một tế bào. Tế bào này là sự kết hợp của hai giao tử. mỗi giao tử này mang bộ gen đơn bội. 
Qua trình sinh sản băng giảm phân làm cho bộ gen của sinh vật trở nên đa dạng hơn. Sinh sản hĩu tính là hình thức kết hợp thông tin di truyền của hai bộ gen khác nhau, từ đó tạo nên sự đa dạng của bộ gen. Quá trình sinh sản hữu tính được xác định như sau: 
Phải có sự tham gia của hai tế bào, mỗi tế bào cung cấp một nửa bộ nhiễm sắc thể cho tế bào con. chúng được tạo thành thông qua các giao tử . 
Mỗi giao tử chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội 
Hai giao tử một là các tế bào tinh trùng một là các tế bào trứng, chúng kết hợp với nhau trong quá trình thụ tinh để tạo thành hợp tử. Hợp tử này mang bộ nhiễm sắc thể của cả hai tế bào bố mẹ. 
sinh sản giao phối nhiều ưu thế hơn so với ss tự phối là do ss giao phối ta có thể chon được nhưng con giống có gen tốt nhất để lai tạo còn ss tự phối thì sẽ dẫn đến nguồn gen bị thoái hóa
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:57:26
7.- Cây phát sinh giới động vật là là sơ đồ dạng hình cây phát ra những nhánh từ chung một gốc (chung tổ tiên). Các nhánh lớn lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
- Những nơi có khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh (môi trường đới nóng và môi trường đới lạnh) thì động vật có độ đa dạng thấp đồng nghĩa với số lượng loài ít vì những nơi đó chỉ tồn tại những loài thích nghi được với môi trường trên.
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:58:35
8.
*Nguyên nhân:
- do nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của đv.
- sẵn bắt, buồn bán đv hoang dại, sử dụng tràn lan các thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, khai thác dầu mỏ và giao thông trên biển.
* biện pháp
-cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi.
- cấm sẵn bắn, buồn bán đv trái phép.
- đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường.
- nhân giống đv quý hiếm.
- sử dụng thuốc trừ sâu hợp lí.
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/04/2018 20:59:32
9.
*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. 
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
 
1
1
2
0
NoName.243349
21/04/2018 15:09:56
- Thành Trương - những bài đã có lời giải rồi thì đừng cố giải lại để kiếm điểm nữa
1
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo