Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.
Trang chủ Văn Mẫu Lớp 9 Biện pháp tu từ và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa
BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHỆ THUẬT BÀI THƠ BẾP LỬA
Xuất bản ngày 17/05/2019 - Tác giả: Huyền Chu
Chi tiết biện pháp tu từ và nghệ thuật trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) do Đọc tài liệu tổng hợp đầy đủ giúp các em ôn luyện kiến thức thật tốt
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- 2. Biện pháp tu từ và nghệ thuật trong Bếp lửa của Bằng Việt
- 3. Bài thơ Bếp Lửa
Để phân tích biện pháp tu từ và nghệ thuật trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thì các em hãy cùng Đọc tài liệu cùng thống kê chi tiết những biện pháp nghệ thuật và tu từ được sử dụng trong Bếp lửa
nhé:
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:
1. Tác giả:
- Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.
- Quê ở Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội).
- Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ hay những kí ức tuổi ấu thơ không thể nào quên.
- Tác phẩm chính: Hương cây - Bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Cát sáng (1983)…
2. Tác phẩm:
- 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành luật tại nước Nga xa xôi.
- In trong tập "Hương cây - Bếp lửa” - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
NHỮNG NỘI DUNG ÔN LUYỆN VĂN 9 THI VÀO 10 ĐỐI VỚI BÀI THƠ BẾP LỬA
- Phương thức biểu đạt trong Bếp Lửa: Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận.
- Thể thơ: kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ, 8 chữ.
- Nội dung bao trùm: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỷ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời, thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Mạch cảm xúc của bài thơ Bếp Lửa: Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Người cháu nay đã trưởng thành, suy ngẫm, thấu hiểu về bà với bao cảm phục, biết ơn. Từ nước Nga xa xôi, người cháu đã gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài đã đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
- Đọc thêm nội dung soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất
BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHỆ THUẬT TRONG BẾP LỬA CỦA BẰNG VIỆT
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà:
BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHỆ THUẬT KHỔ 1 BÀI THƠ BẾP LỬA
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!
- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.
- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.
- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.
Thành ngữ "đói mòn đói mỏi” càng gợi cho ta nhận thấy cái đói kéo dài, khiến con người ta mệt mỏi -> càng tạo ra được sự ám ảnh, một quá khứ tang thương.