Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành"

Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp " học đi đôi với hành"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
92
0
0
Nguyễn Tòn
31/05/2022 21:30:30
+5đ tặng
Bác Hồ từng có lời dạy vô cùng sâu sắc và thấm thía với thế hệ học sinh: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Qua đó, ta thấy được vai trò quan trọng giữa học và hành. Học là hoạt động nắm bắt kiến thức lí thuyết, hành là hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Bởi vậy khi đã nắm được rõ những kiến thức lí thuyết mà không áp dụng gì vào thực tế thì học chẳng để làm gì, lí thuyết suông ấy sẽ xa rời thực tế. Ngược lại nếu thực hành mà lí thuyết không nắm vững thì sẽ lúng túng, khó khăn, thậm chí là sai lầm. Do đó học và hành là mối quan hệ bổ sung, gắn bó mật thiết với nhau. Khi học đã nắm vững kiến thức thì cần áp dụng lí thuyết đó vào thực tế, như vậy chúng ta sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, Đồng thời, khi thực hành sẽ giúp chúng ta đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân mình, từ đó khắc sâu hơn kiến thức đã học. Vì vậy, học và hành là hai quá trình mà chúng ta không nên xem nhẹ mặt nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kim Mai
31/05/2022 21:31:45
+4đ tặng

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Ví dụ: Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước, mọi thời đại lịch sử mỗi quốc gia. Vì vậy phương pháp học luôn được tìm tòi, khám phá, thay đổi để phù hợp với nhu cầu người học và cũng là để bồi dưỡng những hiền tài cho đất nước. Trong bài tấu " Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung đã bày tỏ quan niệm các học chân chính trong đó có nhắc tới mối quan hệ giữa học và hành : học phải đi đôi với hành.

II. Thân bài:

* Khát quát nội dung tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:

Trong phần cuối của bài, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bàn về phép học( Luận học pháp): "Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm". Rõ ràng từ xưa cha ông ta đã đề cao việc học phải đi đôi với thực hành. Do vậy học phải đi với hành là chân lí đúng đắn.

* Giải thích:

- "Học" là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Học cũng là để tìm kiếm, khám phá bầu trời tri thức làm giàu kho tàng cho mình và cả người khác. Hiểu rộng ra là học cả lý thuyết lẫn những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong thực tế. Học là để không thụt lùi ở lại, cái gì cũng phải học.

- Ngay từ khi sinh ra và dần lớn lên đứa trẻ đã phải học nói, học cười....

- Còn "hành" là thực hành, là làm, là ứng dụng những kiến thức lý thuyết vào cuộc sống, thực tiễn.

- Cho nên học và hành luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Khi chuỗi mắt xích dẫn tới thành công thiếu một trong hai thì không thể nào có kết quả tốt.

* Bàn luận:

- Học là để hiểu biết còn hành là để quen tay. Khi ta nắm vững được lý thuyết nhưng không vận dụng vào thực tế thì học cũng rất vô ích. Lý thuyết được xây dựng trên nền tảng thực tế từ đó lại được người học vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và cũng là để hoàn thiện những chân lí vừa học. Chu trình ấy lặp đi lặp lại là một vòng tròn tuần hoàn khép kín, bổ trợ lẫn nhau. Có những bạn trẻ sau khi rời khỏi giảng đường đại học, bước vào trường đời phải tự kiếm tìm cho mình những công việc nhưng vẫn luôn loay hoay, lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Vì học không được tiếp xúc nhiều với thực tế, thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng sống... và lại bắt đầu học lại từ đầu, bỏ phí những kiến thức đã học vì không biết áp dụng thế nào.

- Ngược lại nếu hành mà không dựa trên lí luận, lý thuyết soi sáng thì việc thực hành sẽ mất rất nhiều thời gian mà có khi chẳng thu lại được điều gì cả hoặc nếu có thì cũng khó đạt được kết quả tốt nhất. Như một người thợ làm bánh ngọt, nếu anh ta chỉ là người tay ngang không biết công thức, nguyên liệu làm cần những gì, cách làm như thế nào thì rất khó để lần đầu tiên làm đã thành công ngay, mà phải sau rất nhiều lần thất bại, bỏ phí nguyên liệu mới cho ra một chiếc bánh hoàn hảo. Rõ ràng khi kết hợp cả học và hành thì tỉ lệ phần trăm thành công sẽ cao hơn.

* Bài học, mở rộng, nâng cao:

- Vậy muốn học và hành một cách hiệu quả mỗi người cần học và hành một cách chân chính. Trong bài " Bàn về phép học" tác giả đã chỉ rõ mục đích của việc học chân chính : học là để làm người, học từ dưới lên cao, học từ dễ đến khó, học là để áp dụng vào cuộc sống, giúp xã hội tốt đẹp hơn. Học và hành kết hợp hiệu quả là để đạt được thành công và suy chi cùng là để thành nhân. Nếu việc học và hành với mục đích thành công không chân chính thì đó là sự vô ích, nguy hiểm cho xã hội bởi " có tài mà không có đức".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×