LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Biến đổi trong cấu trúc của NST là

mn giúp mình với
CHỦ ĐỀ 5: ĐỘT BIẾN  

 NHẬN BIẾT

Câu 1. Biến đổi trong cấu trúc của NST là

A. đột biến gen.                                        B. biến dị tổ hợp.   

C. đột biến cấu trúc NST.                         D. đột biến số lượng NST.

Câu 2. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit là

A. biến dị tổ hợp.                              B. đột biến gen.

C. đột biến cấu trúc NST.                  D. đột biến số lượng NST.

Câu 3. Những biến đổi số lượng xảy ra ở tất cả bộ NST nào đó là

A. biến dị tổ hợp.                                     B. đột biến gen.

C. đột biến thể dị bội.                              D. đột biến thể đa bội.

Câu 4. Những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó là

A. biến dị tổ hợp.                                   B. đột biến gen.

C. đột biến thể dị bội.                             D. đột biến thể đa bội.

Câu 5. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới

A. toàn bộ cặp nuclêôtit.                                     B. một nuclêôtit.

C. một số hoặc toàn bộ cặp nuclêôtit.                D. một hoặc một số cặp nuclêôtit.

Câu 6. Dạng nào sau đây không phải là đột biến gen?

A. Thêm một cặp nuclêôtit.                      B. Mất một cặp nuclêôtit.

C. Thay thế một cặp nuclêôtit.                  D. Mất một nuclêôtit.

Câu 7. Biến dị nào sau đây không di truyền được?

A. Đột biến gen.                             B. Đột biến số lượng NST.

C. Thường biến.                              D. Biến dị tổ hợp.

Câu 8. Những biến đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến vật chất di truyền là 

A. đột biến gen.                                       B. đột biến số lượng NST.

C. biến dị tổ hợp.                                   D. thường biến.

Câu 9. Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau là
A. mức phản ứng.                                    B. kiểu phản ứng.
C. tốc độ phản ứng.                                  D. giới hạn phản ứng

Câu 10. Thường biến làm biến đổi
A. kiểu hình của cá thể.                                B. kiểu gen của cá thể.
C. kiểu gen và kiểu hình của cá thể.             D. cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 11. Trong các dạng sau đây đâu là thể 3 nhiễm?

A. 2n.                   B. 3n.                C. 2n – 1                             D. 2n + 1

Câu 12. Trong các dạng sau đây đâu là thể một nhiễm?

A. 2n.                       B. 3n.                     C. 2n – 1               D. 2n + 1

Câu 13. Trong các dạng sau đây đâu là thể tam bội?

A. 2n.              B. 3n.                       C. 2n – 1                      D. 2n + 1

Câu 14. Trong các dạng sau đây đâu là thể tứ bội?

A. 2n.                B. 3n.                    C. 4n                                 D. 5n

Câu 15. Trong các dạng sau đây đâu là thể đơn bội?

A. n.                   B. 2n.                C. 3n                                  D. 4n

Câu 16. Trong các dạng sau đây đâu là thể lưỡng bội?

A. n.         B. 2n.                   C. 3n                                       D. 4n

Câu 17. Tính chất nào sau đây không phải của thường biến?

A. không di truyền được.                                 B. đồng loạt theo hướng xác định.

C. tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.             D. ngẫu nhiên, riêng lẻ.

Câu 18. Tính chất nào sau đây không phải của đột biến gen?

A. không di truyền được.                B. di truyền được.

C. biến đổi cấu trúc gen.                  D. ngẫu nhiên, riêng lẻ.

Câu 19. Tính chất nào sau đây không phải của biến dị di truyền?

A. đồng loạt theo hướng xác định.               B. tần số thấp.

C. biến đổi vật chất di truyền.                        D. biến đổi kiểu hình.

Câu 20. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến thể dị bội?

A. 2n + 2.            B. 3n.               C. 2n – 1                      D. 2n + 1

Câu 21. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến thể đa bội?

A. 3n.               B. 4n.                  C. 5n.                         D. 2n + 1.

Câu 22. Dạng đột biến nào sau đây là đột biến thể đa bội?

A. 3n.                               B. 2n.             C. 2n – 1                 D. 2n + 1.

Câu 23. Dạng đột biến nào sau đây là đột biến thể dị bội?

A. 3n.                                 B. 2n.               C. n               D. 2n + 1.

Câu 24. Đột biến làm thay đổi số lượng NST là

A. thể dị bội.           B. cấu trúc NST.              C. đột biến gen.           D. biến dị tổ hợp.

Câu 25.Thể đa bội là cơ thể có số lượng NST là bội số của

A. 2n + 1.                        B. 2n + 2.               C. n.            D. 2n.

Câu 26. Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc NST?

A. Thể một nhiễm     B. Thể ba nhiễm          C. Thể bốn nhiễm.       D. Lặp đoạn.

Câu 27. Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.              B. Mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

C. Mất đoạn, đảo đoạn, thiếu đoạn            D. Thêm đoạn, lặp đoạn , đảo đoạn

Câu 28. Các dạng đột biến gen là:

A. Mất, thêm , thay thế một cặp nuclêôtit.      B. Mất, thêm , thay thế một nuclêôtit.

C. Tăng, thêm , thay thế toàn bộ nuclêôtit.     D. Mất, giảm , thay thế một nuclêôtit.

Câu 29. Sự tổ hợp sắp xếp lại các tính trạng của bố mẹ là

A. đột biến gen.        B. đột biến NST.         C. thường biến.           D. biến dị tổ hợp.

Câu 30. Dạng đột biến cấu trúc NST làm kích thước NST không thay đổi là

A. mất đoạn.               B. đảo đoạn.             C. lặp đoạn                 D. tăng đoạn

Câu 31. Dạng đột biến cấu trúc NST làm kích thước NST giảm đi là

A. mất đoạn.            B. đảo đoạn.           C. lặp đoạn                  D. tăng đoạn

Câu 32. Dạng nào của đột biến gen làm số nuclêôtit không đổi?

A. Thêm một cặp nuclêôtit.                       B. Mất một cặp nuclêôtit.

C. Thay thế một cặp nuclêôtit.                 D. Mất một nuclêôtit.

Câu 33. Phát biểu nào sau đây là đúng về đột biến gen ?

A. Làm thay đổi cấu trúc của gen.          B. Không làm thay đổi cấu trúc của gen.

C. Không di truyền được.                       D. Không thay đổi kiểu hình.

Câu 34. Phát biểu nào sau đây là đúng về đột biến thể dị bội ?

A. Làm thay đổi cấu trúc NST.

B. Làm thay đổi toàn bộ các cặp  NST.

C. Không thay đổi số lượng NST.

D. Chỉ làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp NST.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử là

A. đột biến cấu trúc NST.                        B. đột biến thể dị bội.

C. đột biến thể đa bội.                             D. đột biến gen.

Câu 2. Trong các dạng đột biến sau, dạng nào có số lượng NST giảm so với ban đầu? 

A. 2n -1.               B. 3n.                  C. 4n.                             D. 5n.

Câu 3. Dạng đột biến gen làm số nuclêôtit tăng so với ban đầu là

A. mất một cặp nuclêôtit.                      B. thêm một cặp nuclêôtit.

C. thêm một nuclêôtit.                          D. thêm một cặp nuclêôtit.

Câu 4. Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Thể ba nhiễm có số lượng NST là

A. 12.             B. 23.                         C. 25.                                   D. 26.

Câu 5. Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Thể một nhiễm có số lượng NST là

A. 12.                    B. 23.                          C. 25.                        D. 26.

Câu 5. Ở người sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST thứ 21 gây ra bệnh

A. đao.        B. tơcnơ.               C. bạch tạng.          D. câm điếc bẩm sinh.

Câu 6. Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được tạo thành?

A. 3n, 4n.             B. 4n, 5n.                  C. 4n, 6n.                  D. 4n, 8n.

Câu 7. Trường hợp bộ NST của loài tăng lên 1 NST so với bộ 2n được gọi là

A. thể ba nhiễm.    B. thể một nhiễm.    C. thể bốn nhiễm.        D. thể khuyết nhiễm.

Câu 8. Trường hợp bộ NST của loài giảm đi 1 NST so với bộ 2n được gọi là

A. thể ba nhiễm.        B. thể một nhiễm.    C. thể đa nhiễm.       D. thể khuyết nhiễm.

Câu 9. Trường hợp bộ NST của loài bị thiếu mất một cặp NST tương đồng được gọi là

A. thể ba nhiễm.       B. thể một nhiễm.       C. thể đa nhiễm.    D. thể khuyết nhiễm.

Câu 10. Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Thể tứ bội có số lượng NST là        A. 20.                            B. 30.                  C. 40.                       D. 21.

Câu 11. Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Thể tam bội có số lượng NST là

A. 20.                               B. 30.                  C. 40.                D. 50.

Câu 12. Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Thể ba nhiễm có số lượng NST là

A. 20.              B. 21.                  C. 19.                               D. 18.

Câu 13. Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Thể một nhiễm có số lượng NST là

A. 20.                                  B. 21.                 C. 19.                D. 18.

Câu 14. Ở người mất một đoạn NST ở cặp NST số 21 gây ra bệnh

A. bạch tạng.              B. tơcnơ.                    C. đao.          D. ung thư máu.

Câu 15. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Thể ba nhiễm có số lượng NST là

A. 18.                              B. 19.              C. 20.                         D. 21.

Câu 16. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Thể một nhiễm có số lượng NST là

A. 17.                                    B. 18.                         C. 19.                     D. 20.

Câu 17. Ở lúa nước, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Thể tam bội có số lượng NST là

A. 25.                                        B. 23.                     C. 36.                  D. 12.

Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa hai dạng đột biến thể đa bội và thể dị bội là

A. làm thay đổi số lượng NST.                  B. mất khả năng sinh sản.

C đa số gây hại cho sinh vật.                    D. làm tăng số lượng NST.

Câu 19. Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là
A. một giống vật nuôi hay một giống cây trồng.

B. các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.
C. điều kiện thức ăn và chế độ nuôi dưỡng.
D. năng suất và sản lượng thu được.

Câu 20: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu gen được hiểu là
A. một giống vật nuôi hay một giống cây trồng.   C. năng suất và sản lượng thu được.

B. các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.      D. điều kiện thức ăn và chế độ nuôi dưỡng.
Câu 21. Ở người đột biến gen lặn gây ra bệnh

A. đao.        B. tơcnơ.                         C. ung thư máu.          D. câm điếc bẩm sinh.

Câu 22. Ở người mất 1 NST ở cặp NST số 23 gây ra bệnh

A. đao.         B. tơcnơ.              C. ung thư máu.          D. câm điếc bẩm sinh.

Câu 23. Ở người đột biến gen lặn gây ra bệnh

A. đao.                  B. tơcnơ.                      C. ung thư máu.          D. bạch tạng.

Câu 24. Đột biến gen làm số nuclêôtit không thay đổi so với gen ban đầu là dạng đột biến

A. Thêm một cặp nuclêôtit.                          B. Thêm một nuclêôtit.

C. Thay thế cặp một nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.

D. Thay thế một nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.

Câu 25. Ở lúa nước, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 25 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến gì?

A. Thể khuyết nhiễm.                                    B. Thể một nhiễm.

C. Thể ba nhiễm nhiễm.                                D. Thể bốn nhiễm.

Câu 26. Ở lúa nước, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 23 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến gì?

A. Thể khuyết nhiễm.                            B. Thể một nhiễm.

C. Thể ba nhiễm nhiễm.                        D. Thể bốn nhiễm.

VẬN DỤNG

Câu 1. Một gen đột biến có số nuclêôtit tăng lên 2 so với gen ban đầu. Đây là dạng đột biến

A. thêm một nuclêôtit.                    B. thêm một cặp nuclêôtit.

C. mất một nuclêôtit.                       D. mất một cặp nuclêôtit.

Câu 2. Gen D bị đột biến thành gen d. Gen d giảm đi 2 nuclêôtit so với gen D. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. Thêm một nuclêôtit.                         B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất một nuclêôtit.                         D. Mất một cặp nuclêôtit.

Câu 3. Một gen đột biến có số nuclêôtit không thay đổi so với gen ban đầu. Đây là dạng đột biến

A. thêm một nuclêôtit.           C. thay thế một nuclêôtit bằng một nuclêôtit khác.                                   

B. thêm một cặp nuclêôtit.   D. thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác.

Câu 4. Ở lúa nước, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 23 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. 2n + 1.            B. 2n – 1.               C. 2n + 2.            D. 2n – 2.

Câu 5. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 20 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. 2n + 1.                       B. 2n – 1.              C. 2n + 2.          D. 2n – 2.

Câu 6. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 19 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. 2n + 1.             B. 2n – 1.              C. 2n + 2.               D. 2n – 2.

Câu 7. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 17 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. 2n + 1.              B. 2n – 1.             C. 2n + 2.                D. 2n – 2.

Câu 8. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 27 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. 2n + 1.          B. 2n – 1.               C. 3n .                   D. 4n.

Câu 9. Ở cải bắp, bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Trong một thí nghiệm người ta quan sát thấy bộ NST của loài này có 36 NST. Em hãy cho biết đây là dạng đột biến nào?

A. 2n + 1.                     B. 2n – 1.                 C. 3n .               D. 4n.

Câu 10. Đột biến thể dị bội dạng (2n + 1) được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n+ 1) và  ( n+ 1).          B. ( n+ 1) và  n          C. 2n và n.          D. n và n.

Câu 11. Đột biến thể dị bội dạng (2n - 1) được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n - 1) và  n.          B. ( n + 1) và  n.        C. 2n và n.           D. n và n.

Câu 12. Đột biến thể dị bội dạng (2n - 2) được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n - 1) và  ( n - 1).       B. ( n + 1) và  n.      C. 2n và n.             D. n và n.

Câu 13. Đột biến thể dị bội dạng (2n + 2) được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n - 1) và  ( n - 1).         B. ( n + 1) và  n.     C. ( n + 1) và ( n + 1).  D. n và n.

Câu 14. Đột biến thể tam bội được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n - 1) và  ( n - 1).          B. ( n + 1) và  n.  C. ( n + 1) và ( n + 1).      D. 2n và n.

Câu 15. Đột biến thể tứ bội được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n - 1) và ( n - 1).         B. 2n và 2n.      C. ( n + 1) và ( n + 1).         D. 2n và n.

Câu 16. Đột biến thể ngũ bội được hình thành là do sự tổ hợp của giao tử

A. ( n - 1) và ( n - 1).       B. 2n và 2n.         C. ( n + 1) và ( n + 1).      D. 2n và 3n.

Câu 17. Dạng đột biến làm cho số lượng NST tăng lên 1 so với bộ 2n là

A. 3n.                  B. 2n + 1.                       C. 2n + 2.                        D. 4n.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Ở cây cà độc dược, bộ NST 2n = 24. Đột biến thể dị bội (2n + 1) ở cà độc dược có bao nhiêu khiểu khác nhau?

A. 24.                  B. 23.                       C. 12.                      D. 13.

Câu 2. Ở cải bắp, bộ NST 2n = 18. Đột biến thể dị bội (2n - 1) ở cà độc dược có bao nhiêu khiểu khác nhau?

A. 9.                  B. 18.                         C. 27.                        D. 36.

Câu 3. Một gen cấu trúc có 90 vòng xoắn. Gen bị đột biến từ gen này có số nuclêôtit giảm đi 2. Em hãy cho biết số nuclêôtit của gen đột biến là bao nhiêu?

A. 1800.                  B. 1798.                  C. 1799.                      D. 900.

Câu 4. Một gen cấu có chiều dài 5100 A0. Gen bị đột biến từ gen này có số nuclêôtit tăng lên 2. Em hãy cho biết số nuclêôtit của gen đột biến là bao nhiêu?

A. 1500.           B. 3000.                       C. 3001.                       D. 3002.

Câu 5. Một gen cấu có 3000 nuclêôtit và A = 20 %. Gen bị đột biến từ gen này có số nuclêôtit không đổi và có số liên kết hiđrô tăng lên 1. Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là:

A. A = T =  599, G = X = 900.                  B. A = T =  600, G = X = 900.

C. A = T = 599, G = X = 9001.                D. A = T =  601, G = X = 899.

Câu 6. Một gen cấu có 3000 nuclêôtit và A = 20 %. Gen bị đột biến từ gen này có số nuclêôtit và có số liên kết hiđrô đều tăng lên 2. Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là:

A. A = T =  599, G = X = 900.                  B. A = T =  600, G = X = 900.

C. A = T = 599, G = X = 9001.                D. A = T = 601, G = X = 900.

Câu 7. Một gen cấu có 2700 nuclêôtit và A = 20 %. Gen bị đột biến từ gen này có số nuclêôtit  giảm 2 và có số liên kết hiđrô giảm 3. Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là:

A. A = T =  599, G = X = 900.                            B. A = T =  600, G = X = 899.

C. A = T = 599, G = X = 9001.                          D. A = T = 601, G = X = 900.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
119
0
0
apiz vgctn
08/06/2022 21:58:19
1C
2 đột biến điểm



bn tach ra nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư