Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu thái độ và tình cảm mà mỗi người cần có với gia đình và quê hương Viết từ 5 đến 7 dòng

Từ lời tâm sự của người cha với con trong bài thơ Nói Với Con, cùng với những hiểu biết của xã hội mà em có hãy nêu thái độ và tình cảm mà mỗi người cần có với gia đình và quê hương Viết từ 5 đến 7 dòng
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
299
0
0
Linhchann
13/06/2022 22:00:17
+5đ tặng
Nguồn cội yêu thương của mỗi con người chính là gia đình và quê hương, đó là điều không thể thiếu trong cuộc đời của bất kì ai, nguồn cội ấy sẽ là chiếc nôi bình yên nâng đỡ suốt cuộc đời mỗi người. Nguồn cội là nơi bắt đầu để hình thành nên tình yêu thương cho mỗi người, trong đó có gia đình và quê hương. Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Đó là nơi bao bọc, che chở, nâng đỡ mỗi con người trên bước đời trưởng thành. Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Nơi đó có mọi người ta quen biết thân thiết, có cánh diều vi vu, có những kỉ niệm thơ mộng bên bạn bè, người thân,
Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đây ăp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lí của trẻ. Mỗi con người trong cuộc đời đêu cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên - Nơi ấy là gia đình! Gia đình, gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ... Gia đình, gia đình, bên nhau khi đớn đau, bên nhau đến suốt đời... Lời bài hát như đưa ta trở về với tuổi thơ êm đềm. Con người ta lớn lên, đi học, đi làm rồi “quay cuồng” với cuộc sống bộn bề hay lãng quên đi bao điều. Nhưng, có một điều chẳng bao giờ đổi thay ấy là khi mệt mỏi hay lúc gặp phải khó khăn thì đều mong được tìm về một chốn bình yên. Nơi đó con người ta cảm thấy mình bé nhỏ được che chở và nâng niu trong vòng tay của những người thân yêu. Nơi ấy có một bờ vai vững chắc để ta khóc trước nồi đau, có bàn tay của mẹ nắm lấy kéo ta ra khỏi tuyệt vọng và nơi ấy còn có cái vỗ vai của cha cùng lời động viên “hãy cố gắng lên con”... Nơi ấy là gia đình. Ngược lại, những mất mát trong đời sổng gia đình sẽ làm cho trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ. Đã có rất nhiều tội lỗi con trẻ gây nên mà nguyên nhân chính là từ gia đình không trọn vẹn. Báo chí phản ánh nhiều những tội phạm ở tuổi vị thành niên, thế nhưng ít ai hiểu sâu xa nguyên nhân khiến các em trở thành như thế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thư Nguyễn
13/06/2022 22:23:27
+4đ tặng
Bài thơ Nói với con của Y Phương là một lời dặn dò chân tình tha thiết của người cha nói với con.Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi
Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Đoạn thơ mở ra khung cảnh gia đình ấm cúng với đứa trẻ đang bi bô tập nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.Từng bước đi, tiếng nói tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu đón nhận. Đằng sau những lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: Con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Chạ mẹ yêu thương và chăm chút từng bước đi, tiếng nói tiếng cười của con. Ngày con ra đời là ngày hạn phúc nhất "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời". Không khí gia đình đầm ầm yên vui ấy là một hành trang quí báu đi suốt cuộc đời, tâm hồn con.
Người cha nói với con về tình yêu thương, sự nâng dỡ của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương núi rừng mà khi mới ra đời người con đã được hưởng những đặc ân ấy. Ta thấy được sau những câu thơ hiện lên hình ảnh người cha yêu thương con, mong con lớn lên nên người.
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, gian Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thương đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương: "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đồng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh- không lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh hoạt, lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Người cha thương con, yêu con, nên dặn con phải biết yêu những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......
Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Y Phương đã viết nên một bài thơ với tình cảm gia đình ấm cúng,ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
0
0
Quang Hoàng
14/06/2022 08:50:11
+3đ tặng
Nếu có ai hỏi tôi tình cảm cao đẹp nhất trên thế giới này là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc nhau của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình có thể là tình mẫu tử, phụ tử,… và là những tình cảm vô cùng cao đẹp, quý báu. Một gia đình dạt dào tình cảm là một gia đình mọi người tôn trọng, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau mọi điều từ nhỏ nhất trong cuộc sống. Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển. Gia đình có được hạnh phúc, êm ấm, dạt dào tình cảm hay không hoàn toàn là do ý thức, hành vi của con người. Chúng ta - những người con trong một gia đình nhỏ hãy cố gắng vun đắp một mái ấm hạnh phúc, từ đó làm nền tảng để gia đình to - đất nước Việt Nam phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người sống bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ,… đây là những hành vi xấu mà chúng ta cần bài trừ ra khỏi xã hội. Mỗi người được sống dưới một mái ấm gia đình hãy có trách nhiệm với gia đình của mình, yêu thương cha mẹ, lễ phép với ông bà, nhường nhịn anh chị em,… là những việc cần thiết để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Giá trị của gia đình to lớn đến mức chúng ta không thể hình dung ra được. Chính vì thế, hãy trân trọng gia đình mình nhiều nhất có thể.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×