Câu 29: Các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của quân dân
Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?
A. Nhận được sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc.
B. Phối hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. Địa bàn chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
D. Đánh vào nơi địch yếu để thực hiện chia cắt chiến lược.
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông năm
1950 của quân dân Việt Nam?
A. Khai thông biên giới Việt-Trung.
B. Làm phá sản kế hoạch Rove của thực dân Pháp.
C. Chọc thủng hành lang Đông-Tây của Pháp.
D. Làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Câu 31: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã bước đầu đánh bại các chiến thuật
“trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
A. Quảng Trị.
B. Vạn Tường.
C. Ấp Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 32: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh có ý nghĩa nào sau đây đối với sự
phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930?
A. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn tự giác với lí luận tiên tiến soi đường.
B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
C. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Góp phần dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản năm 1929.
Câu 33: Cách kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) khác với
cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở điểm nào sau đây?
A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B. Kết thúc bằng một giải pháp hiệp định.
C. Kết thúc bằng một thắng lợi quân sự quyết định.
D. Kết thúc bằng một thắng lợi chính trị quyết định.
Câu 34: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có tính chất dân tộc vì lí do nào sau đây?
A. Chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Trực tiếp chống lại hai kẻ thủ dân tộc là đế quốc và phong kiến.