Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nhan đề Khi con tu hú. Phân tích tâm trạng của người tù trong 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

  1. Giải thích nhan đề Khi con tu hú
  2. Phân tích tâm trạng của người tù trong 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
  3. Em hãy nêu những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi so với bài ''sông núi nước nam''
  4. Giải thích nhan đề''nước đại việt ta''
  5. Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của bài ''quê hương''
  6. Phân tích cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ ''tức cảnh pác bó''
  7. Phân tích số phận thăm thương của người dân thộc địatrong cuộc chiến tranh phi nghĩa qua lời kể của tác giả trong tác phẩm ''thuế máu''
  8. Cho hai câu thơ''việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo'' cho thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có gì mới tiến bộ hơn so với trước đây của Nho giáo
  9. Nêu ý nghĩa tích cực của phép học của Nguyễn Thiếp đề xuất
  10. Phân tích biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: ''dân chài lưới làn da ngăm rám nắng cả thân hình noongfw thở vị xa xăm chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ''
22 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.319
2
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:44:54
1. Giải thích nhan đề Khi con tu hú
- Nhan đề Khi con tu hú là một vế trong câu thơ đầu: Khi con tu hú gọi hầy. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú là tín hiệu của mùa hè, của sự sống bên ngoài. Nó tác động sâu sắc tới tâm hồn người tù làm cho người tù mang nhiều tâm trạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:46:01
2. Phân tích tâm trạng của người tù trong 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
Bài làm:
Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.
 
1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:47:06
3. Em hãy nêu những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi so với bài ''sông núi nước nam''
Bài làm:
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
 
1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:49:48
4. Giải thích nhan đề Nước Đại Việt ta
Giải thích:
- Nước ​Đại Việt ta hay Bình Ngô Đại Cáo là một nhan đề Đại Việt Nước Ta (Bình Ngô Đại Cáo) có nghĩa là một bản tuyên bố với thiên hạ việc quân ta đánh bại quân Ngô . Đặc biệt là chữ Đại mang tính to lớn càng thể hiện chiến thắng lẫy lừng của dân ta.thông qua tp này tác giả muốn nói rằng :quân địch có mạnh như thế nào nhưng nhân dân ta vẫn có thể đánh bại. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ .
1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:51:01
5. Viết đoạn văn phân tích khổ thơ cuối của bài ''quê hương''
Bài làm:
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.
1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:54:50
6. Phân tích cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ ''tức cảnh pác bó''
Bài làm:
Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ. Đặc biệt trong đó câu cuối bài thơ đọc lên nghe rất thú vị. Một câu cảm thán vang xa:
"Cuộc đời cách mạng thật là sang!"
"Sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Chỉ có "cháo bẹ rau măng", chỉ có "bàn đá chông chênh" mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tạiTinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.
1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:56:36
7. Phân tích số phận thăm thương của người dân thộc địatrong cuộc chiến tranh phi nghĩa qua lời kể của tác giả trong tác phẩm ''thuế máu''
Phân tích:
Trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc, kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cái giá thật tàn tệ. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh xương máu cho mẫu quốc, những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây, hỡi ôi, họ lại trở về với “cái giống người hèn hạ” như xưa. Bộ mật lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy. Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. Cách “báo ơn” ấy không chỉ càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn mà còn làm cho cả một dân tộc kiệt quệ, suy vong.
1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 22:59:41
8. Cho hai câu thơ''việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo'' cho thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có gì mới tiến bộ hơn so với trước đây của Nho giáo
Bài làm:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Tư tưởng ẩy, chân lí ấy là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản), ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muôn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

Từ triết lí nhân nghĩa thủy chung, Nguyễn Trãi đã cụ thế hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, không ngoài việc làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc: để cho chốn hang cùng ngõ vắng không còn tiếng hờn khóc, oán sầu.

Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

1
0
Tiểu Khả Ái
25/04/2018 23:04:51
10. Phân tích biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: ''dân chài lưới làn da ngăm rám nắng cả thân hình noongfw thở vị xa xăm chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ''
Bài làm:

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác- "vị xa xăm" phải chăng là phong vị của biển". Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

1
0
Nguyễn Thành Trương
25/04/2018 23:42:13
Câu 1:
- Ý nghĩa nhan đề: là nhan đề mở, mang ý nghĩa khơi nguồn, àm tiền đề cho những hình ảnh thiên nhiên tười đẹp của mùa hè đến và cũng bắt đầu cho mạch cảm xúc bức bối tột độ và khao khát tự do cháy bỏng của tác giả,
- Nhan đề chỉ là một cụm từ, tiếng tu hú là một tín hiệu, báo hiệu mùa hè đến.
- Khi con tu hú kêu báo hiệu mùa hè đến , người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng khao khát cuộc sống tự do cháy bỗng.
0
0
Linh Nhi
26/04/2018 08:51:14
Câu 7
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
0
0
Linh Nhi
26/04/2018 08:55:12
Câu 9. "Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng ,viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng (Nghệ An), một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề.
Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.
Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần". Ví dụ, cuối thời Lê - Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành, sử sách cho biết: năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông, vì Nhà nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hễ ai nộp ba quan thì được đi thi hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng nộp quyển vào thi, rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài; kẻ thuê học mười người không được một (theo Dương Quáng Hàm). Sống trong thời kì đen tối, loạn lạc ấy, Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn, thở than: "Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Nguyễn Thiếp đã có một cách nói trầm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc.
Phần thứ hai, tiên sinh nói đến nội dung và phương pháp học tập. Học ở đâu?
- Trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại "đều tùy đâu tiện đấy mà đi học". Học cái gì? Tác giả bài tấu cho hay: "Nhất định theo Chu Tử' (1130-1200) - một học giả đời Nam Tống. Nội dung học tập: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử". Điều đó cho thấy, nội dung học tập mà Nguyễn Thiếp nêu lên không có gì mới, ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử và của thời đại. Sách Tàu đã mấy nghìn năm vẫn được tôn thờ! Vẫn coi trọng thơ văn, chưa hướng tới khoa học.
Về phương pháp học, ý kiến của Nguyễn Thiếp rất xác đáng và tiến bộ. Coi trọng vấn đề thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo chiếu học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua".
Tiên sinh đã khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: "Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Đúng là việc học góp phần đào tạo nhân tài, mở mang dân trí, góp phần xây dựng đất nước thịnh trị. Chiến lược "trồng người" được tiên sinh nói lên thật sáng tỏ.
Phần cuối, Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình. Bài tấu nói về phép học là những lời "thành thật", chứ không phải "lời nói vu vơ", ông khiêm tốn và cung kính "cúi mong Hoàng thượng soi xét".
Nguyễn Thiếp đức trọng tài cao, được người đương thời kính ái gọi là La Sơn phu tử. Tài năng của ông chưa kịp thi thố, thì vua Quang Trung băng hà. Ông đã từ chức và lui về núi cũ rừng xưa ở ẩn. Ông đã qua đời năm 81 tuổi, thanh bạch và thanh cao. Bài tấu "Bàn luận về phép học" với nhũng ý kiến của tiên sinh về mục đích học tập, phương pháp học tập rất đúng đắn tiến bộ, về nội dung học tập, ý kiến của tiên sinh chưa vượt qua được hạn chế của lịch sử và thời đại. Có điều nhiệt tâm của La Sơn phu tử đối với nước, với dân, đối với sự nghiệp trồng người đã để lại nhiều ngưỡng mộ cho hậu thế.
0
0
Linh Nhi
26/04/2018 09:00:15
Câu 10
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
Đây là 2 câu thơ được trích từ thi phẩm "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
-"làn da ngăm rám nắng": miêu tả dáng hình của người dân vùng biển. Những dáng hình mang phong vị của biển: khỏe khoắn, vạm vỡ. Người làng chài quanh năm vất vả, vật lộn đầu sóng ngọn gió ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác "làn da ngăm rám nắng" đủ để thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà người dân chài lưới phải đương đầu. Mặt khác đó cũng là một nét rất riêng, một điều gì đó trở thành cái "chất" của người miền biển
-"cả thân hình nồng thở vị xa xăm": Đây là hình ảnh nhân hóa+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ "thân hình nồng thở" gợi cho người đọc cảm giác như 1 giác hình đang phập phồng hơi thở, chân thực đến lạ kì.
+"vị xa xăm": Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác. "vị xa xăm" phải chăng là phong vị của biển. Ta tưởng như những dáng hình ấy nồng lên mùi biển, mằn mặn hương vị của chất muối biển. Hình ảnh người dân chài và biển như hòa làm một, tạo nên một người-biển hết sức chân thực, thân thiết. Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 12:46:53
1. Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ nhà hoạt động cách mạng, ông viết bài thơ trong hoàn cảnh rất đặc biệt đó là khi bị giam trong ngục tù. Với khoảng thời gian đó tác giả đã viết nên nên một tác phẩm thể hiện sự khao khát tự do của những người chiến sĩ. Nhan đề bài thơ Khi con tu hú chỉ gồm cụm từ của một loài chim nhưng nó gợi lại nhiều cảm xúc, đây là loài chim báo hiệu của mùa hè, chính tiếng chim đó càng khiến cho người chiến sỹ đang trong ngục tù bỗng cảm thấy khao khát sự tự do, khát vọng sống đối lập với hiện thực phũ phàng. Nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi đang ở trong tù giam chật hẹp, ngột ngạt, khi ông nghe thấy tiếng chim tu hú cũng có nghĩa là mùa hè đang đến gần. Chính điều đó khơi mạch cảm xúc và càng làm cho người cách mạng cảm thấy tù túng, chật hẹp, cô đơn và mong muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để được tự do, khao khát bay nhảy. Tiếng tu hú gọi nhớ mùa hè như thôi thúc tác giả hồi tưởng kỉ niệm và khát vọng cháy bỏng thoát khỏi cảnh giam cầm, thoát khỏi hiện thực tối tăm mà mình đang đối mặt.
=> Chính tiếng tu hú gọi hè là yếu tố rất quan trọng và đóng góp vào sự thành công của bài thơ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 12:54:55
2.
Ta nghe hè dậy bên lòng
mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi
ngột làm sao chết uất thôi
con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Nếu 6 câu đầu là bức tranh mùa hè trong tâm tưởng dc sáng tác trong tù, cảnh đẹp đó đang say đắm lòng người,làm náo nức trái tim yêu đời,yêu cuộc sống,yêu tự do của người tù cách mạng.đó là sản phẩm của trí tưởng tượng,của những cảm nhận tinh tế,nhạy cảm của 1 tâm hồn yêu đờ,yêu cuộc sống,khao khát tự do.qua đó thể hiện tình yêu quê hương,đát nước với tâm hồn trẻ trung,phóng khoáng của nhà thơ - người chiến sĩ trẻ. Nhân vật trữ tình trở lại với thực tại.đó chính là nỗi đau khổ,tâm trạng ngột ngạt uất ức vì bị giam cầm trong 4 bức tường u tối.nhịp thơ thay đổi bất thường 6/2(câu 8),3/3(câu 9),kết hợp với nhiều đọng từ mạnh đạp tan phòng,chết uất thôi và nhiều từ cảm thán.tất cả làm nổi bật được nỗi đau khổ đến tận cùng đồng thời qua đó cảm nhận đươc khát vọng muốc thoát khỏi cảnh tùu đày u ám để trở về vs cuộ sống tự do của người chiến sĩ cách mạng.cho ta thấy cuộc vượt ngục bằng tinh thần của ngườ chiến sĩ cộng sản thật mạnh mẽ.đó là cuộc vượt ngục = tấm lòng nhiệt tình cách mạng,sống có lí tưởng đẹp đẽ vs 1 tinh thần bát khuất không cam chịu.đó là cuộc vượt ngục từ bóng tối ra ánh sáng.thân thể ở trong lao,tinh thần ở ngoài lao.cái tôi cá nhân hoà vào cái ta của dân tộc.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:08:47
3.
Bình Ngô Đại Cáo được xem là một bản tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của nước ta (sau bài thơ Nam quốc sơn hà ở thế kỉ XI).
Trong bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã nêu tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt làm cơ sở chính nghĩa cho toàn bài.Tác giả đã bám chắc vào nguyên lí đó để lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù(trái với nhân nghĩa)dựa trên nguyên lí đó để thấy được tinh thần độc lập.
Đối với bài Nam Quốc sơn hà ,như ta đã biết: Đầu năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống đánh sang Đại Việt, Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường kiệt, quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt(Bắc Ninh). Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Bài thơ Nam quốc sơn hà mãi mãi vang vọng non sông:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
...
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Làm khiếp đản quân giặc,tiếng nói vang ra từ 1 ngôi chuà cũ do Lý Thường Kiệt bày ra. Đây cũng được coi là 1 bản tuyên ngôn đọc lập lần đầu tiên của nước Đại Việt.Ở bài này Lý Thường Kiệt ra khẳng định về đất nước mình.Nếu đã có nước sang xâm chiếm thì chắc chắn chúng sẽ bị đánh tơi bời.Với nòng yêu nước nồng nàn, với tinh tần chiến đấu kiên cường, anh dũng,cuộc chiến đấu của Lý Thường Kiệt đã thắng lợi.
Qua đó ta thấy được tinh thần độc lập của dân tộc qua nhiều thời kì chiến đấu, mốc thời gian lịch sử đã mang lại 1 ý nghĩa hào hùng:Chiến đấu vì sự tự do, vì quyền của dân tộc.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:10:51
4.
Đại cáo bình Ngô là dịch 4 chữ Hán : Bình Ngô Đại Cáo , tác phẩm Do Nguyễn Trãi viết lấy danh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ . Nhan đề có ý nghĩa sau :
- Đại : lớn.
- Cáo : báo cáo .
- Bình : dẹp yên giặc , bình định xong .
- Ngô : Giặc Ngô ( Nhà Minh Trung Quốc ).
Vậy Đại Cáo Bình Ngô là Bản cáo lớn gởi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán Văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu , trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc Khởi Nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:13:07
5.
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê, ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò, từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:14:38
6. Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi : “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống : ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:18:32
7.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.” Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:23:06
8.
Mở đầu bài cáo ta thấy sang sảng cất lên những lời văn hùn hồn khẳng định những chân lý vững chắc. trước hết tg khẳng định tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa k có gì là mới mẻ trong văn học trung đại , là một khía xcạnh của tư tưởng nho giáo thể hiện ở tình yêu thương vs con người. Song đến vs Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy dc thể hiện hết sức mới mẻ và tích cực. Nhân nghĩa của ông xuất fát từ yêu cầu lịch sử và gắn liền vs thực tiễn lịch sử. đất nc đang loạn lạc , lầm than ,nhân dân đang chịu cảnh đau thương chết chóc. Việc làm cấ thiết là fải cứu lấy dân singh vô tội, muốn thế fải trừ diệt bạo tàn. K việc nhân nghĩa nào hơn thế. đó là đạo lí hàng đầu. Đó là nhân nghĩa chân chính khác hẳn vs thứ nhân nghĩa giả trá dc giặc minh đưa ra làm chiêu bài để cướp nc' ta.. Thế lực bạo tàn ở đây là giặc xâm lược, là fi nghĩa. đánh xâm lược , diệt bạo tàn để cứu dân là đội quân nhân nghĩa. đó lf tư tưởng tiến bộ xuất fát từ tấm lòng lo dân lo nc; của Nguyễn Trãi.
qua 2 câu thơ trên ta đã có thể hiểu dc tư tưởng nhân đạo của Ng Trãi trong bình ngô đai cáo. Fải yêu dân yêu nc; thế nào thì Ng Trãi mới có thể thể hiện suy nghĩ lớn lao đến vậy.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/04/2018 13:25:31
10. "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×