Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận về tình trạng bắn pháo 

Viết đoạn văn nghị luận về tình trạng bắn pháo 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
116
4
0
Chou
10/07/2022 17:47:44
+4đ tặng

Tết nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn của các nước như Việt Nam, Trung Quốc…Tết là dịp để mỗi chúng ta sum họp về gia đình, tưởng nhớ về tổ tiên cũng như tết là dịp để vui chơi, tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm qua. Cũng đồng thời là dịp nghỉ ngơi nên tết thường nảy sinh ra rất nhiều trò chơi dân gian khác nhau nhằm thỏa mãn thú chơi tết. Chơi pháo tết là một trong những thú vui đó và được dân gian rất chuộng.

Với đặc điểm của tết cổ truyền của người Việt đó là “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Nhưng dần dần mọi thứ ngày càng xa dần đó là cây nêu ngày càng ít làm, câu đối đỏ chết theo thời gian được mô tả trong bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên, còn pháo cũng bị cấm. Bởi những thứ như cây nêu, câu đối thì đó là những phong tục vẫn còn, nhưng dần ít hơn bởi thời đại nên cây nêu sẽ ít người biết đến, còn câu đối đỏ viết bằng tay được thay bằng câu đối in. Nhưng việc có nên chơi pháo tết hay không lại là một việc cần phải xem xét.

Bây giờ nếu nhắc đến thú chơi pháo thì nên hiểu là chúng ta đang vi phạm pháp luật, bởi theo luật thì nước ta cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo. Nếu chúng ta chơi pháo sẽ chỉ thỏa mãn thú vui trong ngày tết, nhưng những hậu quả mà nó đưa lại sẽ rất khó lường. Ngày trước chúng ta vẫn quan niệm rằng chơi pháo là thú vui, đem lại sự rôm rả, những âm thanh của ngày tết, chính vì thế cứ mỗi dịp tết cổ truyền thì người người chơi pháo, nhà nhà chơi pháo. Cũng là một thú vui thật, bởi nó là một trong 6 thứ mà người xưa cho rằng cấu thành của một cái tết cổ truyền.

Nhưng xét kỹ lưỡng thì chơi pháo lợi ít mà hại thì nhiều, niềm vui thì nhỏ nhưng những nỗi buồn do nó gây ra rủi ro là rất lớn. Chơi với pháo là đùa với lửa cộng với thuốc nổ, đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do nổ pháo. Nào là pháo nổ gây bỏng, bị thương cho người dùng, thậm chí gây ra hỏa hoạn cháy nhà chết người. Nhất là những cửa hàng pháo, phố pháo chứa rất nhiều pháo, thuốc nổ. Đó là những quả bom không biết được giờ nổ nếu như xảy ra chập điện hay vô tình bắt lửa…Chưa kể đến nếu đốt pháo nhiều sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường vào dịp lễ tết nếu bởi xác pháo cũng như khói thuốc nổ.

Ngoài ra một vấn đề mà chúng ta cần phải lưu tâm khi chơi pháo đó là nó sẽ gây ra sự tốn kém rất lớn. Bởi cứ mỗi dịp tết đến, Việt Nam có hàng chục triệu dân, sẽ tương đương với triệu hộ gia đình sẽ đốt pháo thì số lượng pháo tiêu thụ sẽ rất lớn và cũng đồng nghĩa với việc pháo sẽ tiêu tốn hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ mỗi năm. Tiêu tốn nhiều tiền của trong khi chẳng đem lại lợi ích kinh tế là một việc vô nghĩa.

Nhận thấy những tác hại của việc đốt pháo gây ra nên ngày mùng 8 tháng 8 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 406 TTg nhằm cấm tàng trữ, vận chuyện và đốt pháo. Vậy nên nhân dịp xuân Giáp Ngọ, xin nhắc lại để chúng ta nhớ rằng đốt pháo là vi phạm pháp luật. Chúng ta hãy vui xuân theo cách của chúng ta nhưng đừng đốt pháo, bởi đốt pháo lợi bất cập hại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hải Anh
10/07/2022 17:50:03
+3đ tặng
Tết nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn của các nước như Việt Nam, Trung Quốc…Tết là dịp để mỗi chúng ta sum họp về gia đình, tưởng nhớ về tổ tiên cũng như tết là dịp để vui chơi, tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm qua. Cũng đồng thời là dịp nghỉ ngơi nên tết thường nảy sinh ra rất nhiều trò chơi dân gian khác nhau nhằm thỏa mãn thú chơi tết. Chơi pháo tết là một trong những thú vui đó và được dân gian rất chuộng.
Với đặc điểm của tết cổ truyền của người Việt đó là “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Nhưng dần dần mọi thứ ngày càng xa dần đó là cây nêu ngày càng ít làm, câu đối đỏ chết theo thời gian được mô tả trong bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên, còn pháo cũng bị cấm. Bởi những thứ như cây nêu, câu đối thì đó là những phong tục vẫn còn, nhưng dần ít hơn bởi thời đại nên cây nêu sẽ ít người biết đến, còn câu đối đỏ viết bằng tay được thay bằng câu đối in. Nhưng việc có nên chơi pháo tết hay không lại là một việc cần phải xem xét.
Bây giờ nếu nhắc đến thú chơi pháo thì nên hiểu là chúng ta đang vi phạm pháp luật, bởi theo luật thì nước ta cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo. Nếu chúng ta chơi pháo sẽ chỉ thỏa mãn thú vui trong ngày tết, nhưng những hậu quả mà nó đưa lại sẽ rất khó lường. Ngày trước chúng ta vẫn quan niệm rằng chơi pháo là thú vui, đem lại sự rôm rả, những âm thanh của ngày tết, chính vì thế cứ mỗi dịp tết cổ truyền thì người người chơi pháo, nhà nhà chơi pháo. Cũng là một thú vui thật, bởi nó là một trong 6 thứ mà người xưa cho rằng cấu thành của một cái tết cổ truyền.
Nhưng xét kỹ lưỡng thì chơi pháo lợi ít mà hại thì nhiều, niềm vui thì nhỏ nhưng những nỗi buồn do nó gây ra rủi ro là rất lớn. Chơi với pháo là đùa với lửa cộng với thuốc nổ, đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do nổ pháo. Nào là pháo nổ gây bỏng, bị thương cho người dùng, thậm chí gây ra hỏa hoạn cháy nhà chết người. Nhất là những cửa hàng pháo, phố pháo chứa rất nhiều pháo, thuốc nổ. Đó là những quả bom không biết được giờ nổ nếu như xảy ra chập điện hay vô tình bắt lửa…Chưa kể đến nếu đốt pháo nhiều sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường vào dịp lễ tết nếu bởi xác pháo cũng như khói thuốc nổ.
Ngoài ra một vấn đề mà chúng ta cần phải lưu tâm khi chơi pháo đó là nó sẽ gây ra sự tốn kém rất lớn. Bởi cứ mỗi dịp tết đến, Việt Nam có hàng chục triệu dân, sẽ tương đương với triệu hộ gia đình sẽ đốt pháo thì số lượng pháo tiêu thụ sẽ rất lớn và cũng đồng nghĩa với việc pháo sẽ tiêu tốn hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ mỗi năm. Tiêu tốn nhiều tiền của trong khi chẳng đem lại lợi ích kinh tế là một việc vô nghĩa.
Nhận thấy những tác hại của việc đốt pháo gây ra nên ngày mùng 8 tháng 8 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 406 TTg nhằm cấm tàng trữ, vận chuyện và đốt pháo. Vậy nên nhân dịp xuân Giáp Ngọ, xin nhắc lại để chúng ta nhớ rằng đốt pháo là vi phạm pháp luật. Chúng ta hãy vui xuân theo cách của chúng ta nhưng đừng đốt pháo, bởi đốt pháo lợi bất cập hại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư