Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
14/07/2022 06:51:08

Phân tích 2 câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích 2 câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

                                Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

3 trả lời
Hỏi chi tiết
239
1
0
Đức Phát
14/07/2022 06:54:26
+5đ tặng

Hai câu thơ cuối bài thơ cảnh khuya sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" và phép so sánh "cảnh khuya-bức tranh"

Phép điệp ngữ như thể hiện tâm hồn yêu thích thiên nhiên trong con người Bác hài hoà trong nỗi lo cho nước cho dân( tâm hồn thi sĩ hài hòa trong cốt cách con người chiến sĩ). Chính vì cảnh đẹp mà không ngủ cũng như nỗi lòng lo nước lo dân

Phép so sánh thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
14/07/2022 07:01:16
+4đ tặng

Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Khi đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Bác lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Lúc này, cần phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ mới hiểu hết được nguyên nhân của việc “người chưa ngủ”. “Cảnh khuya” được Bác sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. Như vậy, ở đây Bác chưa ngủ vì vẫn lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hai câu thơ đã khiến em thấu hiểu hơn nỗi lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người giàu lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến.

1
0
Bích Phượng Trần
14/07/2022 07:07:06
+3đ tặng
Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya  là niềm say đắm thiên nhiên đẹp nên thơ và cũng là nỗi trăn trở của tác giả cho vận mệnh của đất nước:                      

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ                   

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

⇒ Hai câu thơ cho thấy tâm hồn của thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ như hòa vào làm một, hiện diện trong con người Bác.

- Hai câu thơ đã sử dụng điệp từ “chưa ngủ”. Điệp từ “chưa ngủ” như một chiếc bản lề mở ra tâm trạng chính của tác giả: lo cho nước nhà. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Đồng thời cho ta thấy chất thi sĩ và chiến sĩ không mâu thuẫn mà hòa quyện thanh cao trong con người Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo