Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chứng minh câu tục ngữ " NHIỄU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG, NGƯỞI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG"
* chú ý: bài thi HKII lớp 7
đừng lấy mạng nha ^^
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.791
5
2
Trịnh Quang Đức
29/04/2018 08:59:07
Nhân dân Việt Nam có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp, ngay từ xưa tới nay chúng ta
đã biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt trong cuộc sống người xưa đã từng
nói: lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,
và đặc biệt câu tục ngữ: nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau
cùng đã thể hiện rõ điều đó.
Mỗi con người Việt Nam đều mang trong mình chung một dòng máu của con Rồng cháu tiên
chúng ta lên tự hào vì dòng máu hào hùng của dân tộc Việt Nam, dù thế nào chúng ta cũng cần
phải giúp đỡ đùm bọc và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống này, dù là khác gia đình, khác dòng
tộc, khác dân tộc chúng ta cũng cần phải đoàn kết với nhau để thực sự trở thành những người có
ích cho xã hội, truyền thống đoàn kết của dân tộc đã xuất hiện từ rất lâu đời như xưa Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã kêu gọi mỗi chúng hãy sống đoàn kết và đùm bọ lẫn nhau để chúng ta thực sự trở
thành 1 dân tộc giàu mạnh có sức mạnh và có sự đoàn kết chúng ta mới có những con người lớn
của dân tộc được.
Dù nghèo đói hãy giàu sang chúng ta cũng cần phải giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, đừng vì những
đẳng cấp xã hội mà chê bai và có những hành động không tốt đối với bạn bè và dân tộc của mình,
những người giàu phải tương trợ và giúp đỡ những người nghèo cùng sống và giúp họ vươn lên
trong cuộc sống này, lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn. Trong học tập chúng ta cần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học
tập trong cuộc sống chúng ta giúp đỡ nhau cùng sống tốt và giúp học vươn lên sự nghèo đói. Trong
cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng mà xen vào đó là cả những hoạn nạn và khó
khăn, con người đều phải qua lúc này và lúc khác nếu con người biết giúp đỡ nhau thì sẽ tạo ra
một xã hội có sự cấu kết mạnh mẽ và thật sự trở thành niềm tin và những hoài niệm lớn của dân tộc
được. Ngoài làng nghĩa xóm cần đoàn kết và giúp đcó thể giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, cùng chung
tay góp sức vì một cuộc sống thân thiện và tốt
đẹp là người dân Việt Nam, chúng ta luôn luôn tự hào vì những truyền thống của dân tộc, sự đùm
bọc và giúp đỡ nhau trong khó khăn, tương trợ tương thân tương ái lá lành đùm lá rách, bàu ơi
thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chúng một giàn, đều là người dân Việt Nam, đều
mang một dòng máu con rồng cháu tiên, đều có một nét đẹp truyền thống văn hóa chúng, chúng ta
cần phát huy những truyền thống đó để có thể trở thành những người dân thật sự tốt và những con
người có tình đoàn kết với nhau được.
Sự tương thân tương ái đó thể hiện ở các hành động như các chương trình tết ấm tình thương
và các chương trình quyên góp vì người nghèo đã giúp chúng ta nhận ra những hành dộng cáo đẹp
của dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì con người Việt Nam, có những truyền thống đáng tự
hào như vậy, chỉ có những con người luôn có tinh thần giúp đỡ và che trở cho người khác sẽ tạo
nên những con người hoàn toàn tốt và những con người có tấm lòng vị tha. Một dân tộc có bề dầy
lịch sử chúng ta luôn tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc mình, muốn phát triển trong
một môi trường nào chúng ta cũng cần phải học và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mình được có như vậy mới giúp chúng ta thành những công dân tốt.
Nhiều công dân lại có xu hướng phản động câu kết với những thế lực xấu để chia rẽ và gây
xung đột mất đoàn kết trong nhân dân chúng ta cần lên án và có những hành động quyết liệt đối
với những cá nhân đó.
Câu nói của ông cha ta thật đúng, nó là bài học quý báu cho mỗi chúng ta để trở thành những
con người tốt trong xã hội chúng ta cần phải đoàn kết tương trợ và tương thân tương ái giúp đỡ lẫn
nhauỡ lẫn nhau trong khó khăn, khi ôm đau bệnh tật

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Na Pun
29/04/2018 08:59:22
Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phái thương nhau cùng" là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.
Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…"
Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như " Áo ấm vùng cao", "Trung thu cho em", " Tết trọn vẹn" đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.
Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: "Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.". Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.
1
3
바보
29/04/2018 09:00:48
Đây là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.
4
1
Quỳnh Anh Đỗ
29/04/2018 11:49:21
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”​
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
5
2
Nguyễn Thành Trương
29/04/2018 22:09:22
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trong cuộc sống, tình yêu thương là ngọn lửa xua đi lạnh lẽo, là hơi ấm niềm tin, sự sẻ chia đưa con người xích lại gần nhau, vượt qua bao gian khó. Để nhắn nhủ con cháu học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Người xưa đã mượn hình ảnh “nhiễu điều phủ lấy giá gương” để gởi gắm lời nhắn nhủ. Có lẽ ai cũng biết “nhiễu điều”, hay tấm lụa đỏ chỉ thật sự có giá trị khi được phủ lên “giá gương”, giá đỡ chân dung, bài vị người đã khuất. Và cũng như thế, “giá gương” chỉ mang vẻ trang trọng, quí giá khi được phủ lên bởi “nhiễu điều”. Hai vật gắn bó với nhau. Nhiễu điều phủ giá gương để làm cho giá gương không bị bụi bẩn, hoen ố, mờ nhạt theo thời gian. Và không có giá gương để phủ lên, nhiễu điều cũng mất đi một phần giá trị, bớt đi sự trang nghiêm, rực rỡ… Từ mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa hai vật, cha ông ta đã khuyên nhủ mọi người, khuyên nhủ con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Mỗi người sinh ra không phải ai cũng giống nhau. Chúng ta tuy khác nhau về phong tục, tập quán, bất đồng ngôn ngữ, nhưng tất cả chúng ta đều có một điểm chung, đó chính là cùng dòng máu, cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, hay nói cách khác, chúng ta chung nguồn gốc con Rồng cháu Tiên. Vì vậy, dù ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta đều là anh em nên phải gắn bó, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, chúng ta sống và phát triển trong những mối quan hệ xã hội. Chúng ta đều là thành viên cuả gia đình, học sinh của lớp, của trường, là công dân của một nước. Có ai có thể sống riêng lẻ mà không cần mọi người xung quanh không? Có ai có thể tồn tại một mình mà không cần người khác không? Nếu sống riêng lẻ, tách biệt thì con người sẽ cô đơn, khó sống tốt được. Ngược lại, yêu thương lẫn nhau sẽ mang lại sự ấm áp, vui vẻ. Khi các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, ngập tràn tiếng cười. Khi một tập thể lớp biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì đó là một tập thể vững mạnh. Khi một đất nước mà toàn dân một lòng, yêu thương, chia sẻ thì sẽ đưa đất nước đi lên, phát triển. Vì vậy, yêu thương là một tình cảm đẹp. Chính sự yêu thương con người đã gắn kết cộng đồng, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Bên cạnh đó, yêu thương con người còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nhờ biết yêu thương mà ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Trong kháng chiến, nếu không có sức mạnh của tình yêu thương, đùm bọc thì làm sao quân dân ta có thể đánh tan kẻ thù Pháp Mĩ hùng mạnh? Nếu không có tình yêu thương thì liệu ngày hôm nay chúng ta có được sống trong một đất nước hòa bình thế này không? Và cũng nhờ có đức tính biết yêu thương, chia sẻ ấy, đồng bào cả nước đã bao lần vượt qua những khó khăn, cùng nhau sẻ chia, vượt qua nỗi đau thiên tai, lụt lội hay bão tố. Cho dù ở những vùng miền khác nhau nhưng ai ai trên đất nước này cũng đều hướng về nhau. Truyền thống đó, đức tính đó chúng ta cần giữ gìn và phát huy.
Không những thế, khi trao đi sự yêu thương, chúng ta cũng sẽ nhận được sự yêu thương từ người khác. Nếu biết quan tâm, sẻ chia với những khó khăn, bất hạnh của những người xung quanh thì khi bạn cô đơn, trở ngại, người khác cũng sẵn sàng mở rộng vòng tay với bạn. Nếu sống ích kỉ, bạn chỉ sẽ nhận về sự thờ ơ của người khác. Yêu thương làm tâm hồn ta đẹp hơn, lại được sự yêu mến, quí trọng của mọi người.
Yêu thương là một phẩm chất tốt đẹp nhưng trong cuộc sống quanh ta, có biết bao hành động đi ngược lại truyền thống như những hành động vô cảm con giết cha, bỏ rơi cha mẹ không phụng dưỡng, bạn bè đánh đập nhau…Vậy chúng phải làm gì để giữ gìn truyền thống và phẩm chất tốt đẹp mà cha ông ta đã nhắn nhủ. Trước hết, chúng ta phải yêu thương với những người gần gũi như ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…Không có gì là khó khăn khi mỗi ngày bạn dành ra một khoảng thời gian để quan tâm và nghĩ đến người khác. Hãy biết sống chan hòa và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Khi biết giúp đỡ người khác, bạn không chỉ thể hiện sự yêu thương con người mà còn khiến lòng mình vui vẻ, thoải mái. Không khó khăn gì khi giúp đỡ người khác, những người kém may mắn hơn bằng chính khả năng của mình. Nếu có thể, đừng ngần ngại mà hãy tích cực tham gia những hoạt động, những phong trào mà qua đó, ta có thể thể hiện lòng yêu thương, giúp đỡ mọi người. Trong gia đình cũng như trong trường học, chúng ta cũng phải hòa thuận, luôn chia sẻ, quan tâm đến những thành viên khác và giúp đỡ nếu họ gặp khó khăn.
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống dần dần thay đổi nhưng lòng yêu thương thì vẫn mãi là đạo lí tốt đẹp của của dân tộc, của con người Việt Nam ta. Mỗi chúng ta đều phải học cách yêu thương, học cách cảm thông, chia sẻ với người khác để mối quan hệ xã hội giữa người với người ngày càng tốt đẹp và phát huy truyền thống, đạo lí của cha ông từ bao đời nay như lời ông cha ta nhắn nhủ: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×