Phản ánh cơ học: như viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.
Phản ánh vật lý: Mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. Như khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.
Phản ánh sinh học: Phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. Ví dụ như Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.
Phản ánh hóa học: Là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. Như H2 + O2 -> H2O
Phản ánh xã hội: Phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động. Như trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”
Phản ánh tâm lý: Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.
Điều kiện cần để có phản ánh tâm lý người là gì?Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lý, sinh lý,…
Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực và sinh động: Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.
Giả dụ trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó. Một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó. Thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy. Và suy nghĩ nhiều lý do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.
Hình ảnh tâm lý còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân: Ví dụ hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn,…khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hay con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.