SỐ 1:
Cơ bản: lí lẽ và dẫn chứng nằm trong cách lập luận.
Lí lẽ: những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.
_ Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.
Dẫn chứng: là những minh hoạ, ví dụ cụ thể được diễn đạt = lời, nhằm khắc họa lại sự vật, sự việc để giúp bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
_ dẫn chứng: thường xen tự sự và miêu tả.
=> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.
SỐ 2:
- Lí lẽ là câu nói, câu viết của bạn để khẳng định hay phủ định điều gì đó.
- Dẫn chứng là cái được đưa ra để chứng minh làm cơ sở cho điều nói ra,viết ra
a) Mở bài
Các thông tin mà học sinh nên đề cập trong phần mở bài chung như sau:
– Giới thiệu về tác giả (không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét). Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.
– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…
– Nêu được các luận đề cần giải quyết.
b) Thân bài
– Bố cục sẽ theo các bước đó là: Luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.
– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.
– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm. Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận (bài thơ, đoạn trích tác phẩm…)
– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.
c) Kết bài
Dựa theo công thức:
– Tóm lại vấn đề đang trình bày
– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.
– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.