1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu.
2.
Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông học tú tài ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm.
4.
Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên "Đồng chí" vì từ này có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng. Do đó, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sắc tình đồng đội.
5. Ba câu thơ đầu gợi em liên tưởng đến bài ca dao:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
Em liên tưởng đến bài ca dao này vì đều nói về hình ảnh người lính với quê hương, cũng như nỗi nhớ hai chiều của họ.