+ Quy hoạch chăn nuôi Với mục đích không gây quá tải cho môi trường, khi chăn nuôi gia súc, gia cần cần phải được quy hoạch một cách cụ thể theo vùng sinh thái, số lượng, chủng loại. Ngoài ra, cần chú ý quy hoạch khu vực chăn nuôi xa nơi đông dân cư và chọn ở địa điểm hợp lý sao cho phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng vùng sinh thái nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong vùng. Từ đó, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Dùng hầm biogas (hệ thống khí sinh học)
Xây dựng mô hình hầm biogas xử lý rác thải để tạo ra nguồn năng lượng sạch, phục vụ cho sinh hoạt, giảm thiểu lượng khí metan là một phương án bảo vệ môi trường tiến bộ đã và đang được nhiều bà con nông dân áp dụng. Theo nghiên cứu Bộ nông nghiệp, áp dụng mô hình hầm khí sinh học biogas có tác dụng làm giảm bớt lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính và mang lại giá trị kinh tế hơn 1.200 tỷ đồng về chất đốt. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi gia súc của từng khu vực, quy mô trang trại mà bạn có thể sử dụng các loại hầm khí biogas sao cho phù hợp.
+ Dùng chế phẩm sinh học xử lý rác thải
+ Ủ phân hữu cơ
Ủ phân hữu cơ là biện pháp dùng chính thực chất thải của bã phế thải thực vật, phân động vật để làm phân bón cho cho cây trồng. Nguyên lý của phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi này là tận dụng sự lên men tự nhiên để tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm có trong phân. Ngoài ra, đây cũng là loại phân ủ có chứa một lượng chất mùn rất tốt, có khả năng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hấp thụ khoáng chất và giúp cây trồng tăng trưởng tốt hơn cũng như giúp các sinh vật có lợi trong đất phát triển. Đặc biệt, đây còn được coi là một phương pháp tối ưu giúp giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái cực kỳ hiệu quả.