Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
25/07/2022 20:42:38

Qua đoạn trích, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật của hồi kí trong văn bản Trong Lòng M

Qua đoạn trích, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật của hồi kí trong văn bản Trong Lòng Mẹ
Mng giúp em với em cảm ơn ạ :3
2 trả lời
Hỏi chi tiết
93
1
0
Hiển
25/07/2022 20:42:55
+5đ tặng
Nguyên Hồng là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về người khốn khổ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Văn Nguyên Hồng cũng như con người của ông, không giấu nổi những cảm xúc rưng rưng chỉ chực trào ra đầu bút. Hồi kí "Những ngày thơ ấu" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" làm xúc động người đọc bởi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

"Trong lòng mẹ" thuộc chương IV của hồi kí kể về những cay đắng, tủi nhục của chú bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô bà niềm vui sướng hạnh phúc khi được gặp mẹ qua đó làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bé Hồng sống trong hoàn cảnh mồ côi cha, xa rời tình yêu thương của mẹ nhưng trái tim cậu luôn dành cho mẹ tình yêu thương mãnh liệt. Cuộc trò chuyện với bà cô là một kỉ niệm không thể quên về một nỗi đau uất nghẹn mà tuổi thơ Nguyên Hồng đã phải trải qua. Những lời nói cay nghiệt của bảo cô chính là những nhát dao cứa sâu và trái tim trẻ thơ của chú bé. Đầu tiên bà cô gợi ý cho bé Hồng vào thăm mẹ. Nỗi nhớ mẹ của một đứa trẻ từ nhiều phen "rớt nước mắt vì thiếu thốn một tình yêu thương ấp ủ" lại được khơi dậy. Em chỉ yên lặng cúi đầu không đáp. Không phải vì Hồng không nhớ mẹ mà hơn ai hết chú bé cảm nhận ra ý cay độc trong giọng nói rất kịch bà cô để rồi đáp lại lời khơi dậy tình yêu thương ấy là sự im lặng. Khi nghe bà cô nhắc đến địa danh "Thanh Hóa" ngay lập tức hình ảnh của mẹ hiện về với "vẻ mặt rầu rầu và hiền từ". Chỉ cần một tác động nhỏ là hình ảnh người mẹ lại tràn đầy trong ký ức. Không những thế em luôn vững tin ở mẹ "mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà". Tình yêu thương mẹ đối với Hồng đủ mạnh giúp em vượt qua những cám dỗ về vật chất, những khoảng cách về không gian và thời gian.

Khi nghe bà cô nhắc đến hai từ "phát tài" và "em bé", trong lòng Hồng đã nảy sinh những trạng thái tình cảm: "khoé mắt cay cay, nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ không khóc ra tiếng". Nếu lúc trước nỗi đau có thể kìm nén để rưng rưng nơi khóe mắt thì giờ đây những giọt nước mắt đã vỡ òa. Trong khi bà cô cứ tươi cười kể chuyện thì nỗi đau của Hồng đã bị dồn nén trở thành nỗi uất hận, lòng căm thù: " Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi..." Đây là câu văn dài liên tiếp phép liệt kê giúp người đọc hình dung ra sự tức giận của Hồng khi muốn phá tung tất cả. Biện pháp so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể làm cho những cổ tục dường như có hình khối. Bằng một loạt các động từ mạnh: "vồ, cắn, nhai, nghiến" đã thể hiện lòng căm thù, quyết tâm muốn phá hủy cái đã đầy đọa mẹ cho dù là khó khăn với chú bé. Điều đó bắt nguồn từ sâu thẳm trái tim từ tình yêu thương mẹ, từ lòng nhân hậu, bao dung của chú bé Hồng đối với mẹ. Như vậy, trong trái tim bé Hồng là hình ảnh người mẹ hiền từ nhân hậu. Phải là người có cái nhìn tiến bộ, bênh vực và bảo vệ mẹ thì chú bé Hồng mới không bị những rắp tâm tanh bẩn của bà cô khuất phục.

Phần cuối tác phẩm thuật lại cảnh bé Hồng bất ngờ gặp được mẹ. Niềm vui, niềm hạnh phúc tuyệt vời được trở về trong lòng mẹ của đứa trẻ thiếu thốn tình thương ấp ủ là kỉ niệm sâu sắc, ngọt ngào nhất của cuộc gặp gỡ ấy. Bằng linh cảm của một đứa con xa mẹ gần một năm nay, không gặp mẹ nên chỉ thoáng thấy một người giống mẹ, Hồng đã gọi: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!" Tiếng gọi ấy xuất phát từ trái tim, nó bật ra từ nỗi khao khát gặp mẹ bấy lâu. Vì thế "nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Biện pháp so sánh giữa cái lầm của bé Hồng với cái lầm của người khách bộ hành trên sa mạc khát nước đã cực tả nỗi tuyệt vọng của đứa trẻ. Trạng thái tuyệt vọng ấy có thể giết chết trái tim nhỏ bé của Hồng. Đồng thời qua biện pháp so sánh, ta cũng thấy được nỗi khát khao mình mẹ của đứa trẻ. Hồng khao khát gặp mẹ như người khách bộ hành trên sa mạc khao khát nguồn nước mát. Mẹ chính là nguồn sống, là dòng nước mát làm dịu đi cái sa mạc nhân tâm giúp con tồn tại. Vì thế khi nhận ra đó là mẹ, Hồng đã có một loạt những hành động, trạng thái: "thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, òa lên khóc". Đó là trạng, hành động của niềm hạnh phúc.

Khi ngồi trong lòng mẹ, Hòng mới có dịp quan sát mẹ nhiều hơn. Em nhận ra "mẹ không còn còm cõi, xơ xác như lời người ta đồn thổi. Mẹ vẫn trẻ trung và tràn đầy sức sống", "gương mặt tươi sáng và đôi mắt trong, nước da mịn". Hồng đã cảm nhận được cảm giác mơn man khắp da thịt. Chú bé như đi vào thế giới hồi sinh. Bằng tất cả các giác quan, chú bé khẳng định người mẹ có một sự êm dịu vô cùng. Ngồi trong lòng mẹ, Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi và mình đã trả lời những gì, cả câu nói hiểm ác của bà cô cũng bị chìm ngay đi. Trở về với mẹ, Hồng đã trở về với thế giới đích thực của tình thương. Thế giới ấy làm cho thời gian ngừng trôi, có thể cảm hóa và hồi sinh tâm hồn con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hoa
25/07/2022 20:43:34
+4đ tặng

Hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Những câu văn mang dấu ấn hồi kí trong đoạn trích:

  •  " Cô tôi vẫn cứ tươi cười....lấy nón che "
  • " Từ ngã tư....bế em bé chứ"

=> Tác dụng: Thể hiện thái độ vừa cười, hỏi, kể chuyện của bà cô nhưng đã cố tình như lưỡi dao găm vào lòng Hồng, muốn ngăn cách mẹ con Hồng. Đồng thời qua cách hồi tưởng và giọng kể của Hồng đã thể hiện sự căm ghét của Hồng đối với bà cô khi nói xấu mẹ mình=> từ đó thể hiện tình thương của em dành cho mẹ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo