Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến muốn thành công nói không với trì hoãn

hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến muốn thành công nói không với trì hoãn
ai giúp với ạ đánh giá 5 sao 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.740
7
8
Nguyễn Trang
06/08/2022 17:10:51
+5đ tặng

Trì hoãn nghĩa là làm chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Trì hoãn những ham muốn nhất thời có nghĩa là hạn chế, kiềm chế những ham muốn trước mắt mà không có giá trị, không có ý nghĩa với sự phát triển của bản thân và lợi ích của xã hội. Những ham muốn tức thời là sản phẩm của tính nóng vội, thiếu suy xét, có thể dẫn con người vào chỗ lãng phí thời gian, tiền bạc, sức khỏe và cơ hội. Bởi vậy, muốn có được thành công, chúng ta nhất định phải biết trì hoãn những mong muốn tức thời, huy động tối đa các nguồn lực và tận dụng tối đã cơ hội để thành công. Muốn làm được điều đó, bạn cần phải xác định cho mình hoài bão, lí tưởng sống cao đẹp, có mục đích rõ ràng cho cuộc sống, cho tương lai. Bởi vì “nếu không có mục đích bạn không làm được gì cả. Bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Khi xác định được mục đích thì tập trung mọi nỗ lực, tâm huyết, đam mê để thực hiện. Khi nỗ lực cho mục tiêu trước mắt thì những ham muốn nhất thời sẽ được trì hoãn, kiềm chế. Gặt hái được thành công không bao giờ là dễ dàng với bất kì ai. Thế nhưng, ngày nay vẫn còn có những thanh niên sa đà vào những trò chơi vô bổ, những ham muốn nhất thời để rồi bỏ bê tương lai, cuộc sống của mình. Những người như thế thật đáng chê trách. Hãy không ngừng học tập, nâng cao trình độ; không ngừng rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách, nhất định sẽ thành công, sẽ thắng lợi. Cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc khi chúng ta có một thái độ sống tích cực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
5
Ng Nhật Linhh
06/08/2022 17:10:58
+4đ tặng
Trong cuộc sống, sự trì hoãn trong công việc đem đến rất nhiều tác hại cho chính người trì hoãn và tập thể chung. Thật vậy, theo em, sự trì hoãn, nước đến chân mới nhảy chính là một tính xấu cần loại bỏ ở mọi cá nhân, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Đầu tiên, tính trì hoãn trong công việc sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm công việc. Vì khi sát hạn thì ta mới bắt tay vào làm, làm trong tình trạng vội vàng, luống cuống vừa làm cho bản thân cảm thấy khổ sở mà còn vừa làm cho sản phẩm nộp lại không được chỉn chu và có chất lượng tốt. Đặt vào trong quy mô của 1 tập thể, tính trì hoãn của 1 cá nhân chắc chắn làm ảnh hưởng đến toàn bộ tập thể, cứ thế kéo hiệu suất của mọi người đi xuống. Dù người khác có hiệu suất cao nhưng vì một hai người hay chậm hạn mà hiệu suất chung chẳng bao giờ lên được. Thứ hai, tính trì hoãn là một đức tính xấu từ công việc sang đến cuộc sống. Người có thái độ trì hoãn thực sự sẽ rất khó thành công vì họ thiếu đi sự bứt phá và quyết đoán trong công việc, thiếu đi sự chau chuốt sản phẩm và mọi việc mình làm. Vì luôn trong tâm thế sát hạn mới bắt tay vào làm thì đương nhiên sản phẩm làm ra không được tỉ mỉ. Đồng thời, những vấn đề khác trong cuộc sống phải đợi đến lúc chồng chất lên rồi mới giải quyết. Đây chính là biểu hiện của những người thất bại và đi sau thời cuộc. Đối với người trẻ, trong thế kỷ hội nhập và phát triển, trong kỷ nguyên số mà trì hoãn chắc chắn là yếu tố làm cho chính chúng ta bị đào thải do sức mạnh của máy móc quá phát triển. Vì vậy, người trẻ chắc chắn không nên có đức tính trì hoãn và lười biếng. Tóm lại, đức tính trì hoãn là đức tính sống cần được loại bỏ ở mọi cá nhân trong cuộc sống.
3
6
Thùy Dung
06/08/2022 17:11:02
+3đ tặng

Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn

Trì hoãn là một căn bệnh trầm kha, khiến bạn luôn cảm thấy day dứt mỗi khi không hoàn thành việc gì đó. Bạn tự hỏi mình vì sao lại không giải quyết công việc một cách dứt điểm, mà cứ phải trì hoãn hết lần này đến lần khác. Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi cái vòng xoáy vô hình ấy?

Có một dự án đang cần bạn hoàn thành gấp cho kịp deadline, bạn đang dồn hết tâm trí và sự tập trung vào đó. Đột nhiên, bạn nảy ra ý định rằng, mình hôm nay chưa lướt "Newsfeed" trên Facebook để cập nhật tin tức thì phải.

Dành khoảng 20 phút lướt chán chê, bạn lại muốn quay sang Instagram, chỉ muốn coi một vài bức ảnh đẹp mà thôi. Và rồi cuối cùng, khi đã cảm thấy mỏi mệt, một bộ phim sẽ là cứu cánh cho bạn và bạn sẽ lấy nó làm lý do để trì hoãn công việc của mình sang một buổi khác. Mà theo bạn, lúc đó mới thực sự là lúc thích hợp để làm việc.

Cảm giác trên có quen thuộc không? Nếu như tôi nói rằng, một trong những lý do khiến con người ta hay có thói quen thích trì hoãn là bởi vì chính những chiếc "smartphone" bé nhỏ nhưng đầy quyền lực kia thì liệu bạn có tin? Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, lý do chủ yếu khiến con người ta muốn trì hoãn mọi thứ đó là bởi vì stress. Và hễ cứ sau mỗi lần trì hoãn đó, mức độ stress lại càng có xu hướng tăng lên.

Không phải lúc nào trì hoãn cũng là điều xấu. Có 2 loại trì hoãn khác nhau: một là trì hoãn mang tính xây dựng, và hai là trì hoãn mang tính phá hoại.

Loại thứ nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ hoạt động sáng tạo tri thức nào, bởi vì não bộ của bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để phát huy trí tưởng tượng. Nhưng cốt lõi vấn đề là ở chỗ, bạn vẫn phải quay trở lại làm việc như bình thường. Còn thế hệ trẻ như chúng ta bây giờ đang quay cuồng trong kiểu trì hoãn phá hoại hơn.

Thử nghĩ xem, khi bạn cảm thấy bị căng thẳng, bạn sẽ tìm đến những hoạt động giúp giải phóng mình khỏi stress. Nhưng rốt cuộc bạn lại tìm cách chạy trốn thay vì đương đầu với nó, thông qua việc tự huyễn hoặc một lý do để tìm cách trì hoãn việc đó. Kết cục là bạn lại càng cảm thấy stress nhiều hơn trước.

Bạn càng không giữ được sự bình tĩnh thì bạn lại càng cảm thấy ức chế hơn, giống như đang bị mắc kẹt trong một chiếc đu quay không có điểm dừng. Và bạn quá sợ hãi đến mức không dám nhảy ra khỏi nó, mà thay vào đó lại chọn cách trì hoãn và ngồi trên chiếc đu quay ấy. Việc chọn cách không trì hoãn đôi khi cũng gây ra stress do áp lực phải hoàn thành công việc, nhưng đó là stress có tính tích cực. Nó tạo động lực cho bạn tiếp tục công việc được giao.

Làm cách nào để thoát khỏi thói quen trì hoãn? Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Cảm giác thất bại, hay sợ hãi, là có thật, nhưng nếu chỉ vì lý do ấy mà bạn phải trì hoãn mọi thứ thì dần dà bạn sẽ cảm thấy có một sức nặng vô hình nào đó đè chặt lên lưng mình. Và xung quanh mọi người đều đang bận rộn với công việc riêng của họ, thế nên cách duy nhất là bạn phải tự mình trải nghiệm tất cả. Hãy cứ thử bắt tay vào làm việc.

Đó không phải là cái gì đó quá to tát, ngược lại nó giúp bạn chuẩn bị tinh thần để tận hưởng thành quả chiến thắng về sau. Và hơn cả, nó giúp bạn tránh xa khỏi viễn cảnh phải sống co cụm trong nỗi âu lo, khổ sở và dằn vặt tại sao mình không dám làm điều này điều kia.

Trì hoãn dẫn đến stress mang tính tiêu cực, còn hành động sẽ tạo ra stress mang tính tích cực. Dù có thế nào đi nữa, việc tự mình trải nghiệm và xắn tay lên làm điều gì đó cũng mang lại chút động lực để bạn tiến về phía trước.

Thử nghĩ xem, cuộc sống còn có ý nghĩa hay không, nếu bạn không dám thử thách bản thân dù chỉ một chút? Một khi bạn học được cách đối phó với sự căng thẳng, việc phân tích tình huống và dựa vào đó để đưa ra quyết định nhằm giảm thiểu tác hại của stress hoàn toàn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nên nhớ rằng, stress mang tính tiêu cực sẽ tích tụ dần theo thời gian và gây ra vô số những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Còn stress mang tính tích cực sẽ tạo động lực giúp bạn giải quyết được công việc cũng như mang lại sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Có thể bạn đã biết, trong cơ thể con người có một loại hormone mang tên dopamine. Cứ mỗi lần bạn trì hoãn hoặc không làm một điều gì đó cần thiết để giải phóng bản thân khỏi stress, dopamine sẽ sản sinh ra hàng nghìn lần, gây kích thích hưng phấn hơn và khiến bạn cảm thấy càng ngày càng muốn trì hoãn hơn nữa. Nói cách khác, về bản chất nó không khác gì một dạng ma túy cả. Và bạn phải học được cách để cai nghiện và thoát ra khỏi nó.

Tuy vậy, cũng đừng bao giờ dằn vặt bản thân sau mỗi lần trì hoãn, dù bạn có làm điều đó chủ đích hay không. Hãy nghĩ tới tương lai, đích đến, cảm giác chinh phục được mục tiêu của mình sẽ tuyệt vời như thế nào. Hãy để chúng dẫn lối và tạo động lực cho bạn.

Và quan trọng là hãy bắt tay vào việc đi, đừng trì hoãn. Không quan tâm đến đó là việc gì, chỉ cần biết rằng nó phục vụ cuộc sống tương lai của bạn là đủ. Đừng bao giờ để stress trở thành vật cản, hãy luôn trân trọng và coi nó giống như động lực để tiếp tục tiến lên.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo