Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

24/04/2017 10:08:05

Phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác nhau? Từ vai trò của người nông dân trong các cuộc khởi nghĩa, em hãy nêu vai trò của nông dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

cau b bai 1 y ak
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.917
0
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
24/04/2017 10:11:58
​Cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nông dân phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân; tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân được học tập, học nghề; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; tiếp cận thị trường và nâng cao trình độ để trở thành chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn.

Hai là, tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; "phong trào sản xuất kinh doanh giỏi", "chung sức xây dựng nông thôn mới" với các hình thức hợp tác sản xuất hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hội cần chú trọng xây dựng các chương trình, đề án, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành để nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và kết nối thị trường trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch kinh tế nông thôn; đẩy mạnh tổ chức học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững, tiến tới "no đủ - làm giàu". Hội cần chủ động giúp những nông dân sáng tạo, đi đầu trong mở rộng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, trong áp dụng khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ hộ, nhóm hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại, nông dân trẻ giỏi, giúp họ trở thành những doanh nhân có đủ đức tài, làm nòng cốt trong phong trào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hội, xây dựng, củng cố tổ chức hội vững mạnh làm "trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới". Mọi hoạt động của hội phải hướng về cơ sở, khu dân cư; cải tiến công tác chỉ đạo điều hành, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm từng thời kỳ để tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo hiệu quả rõ rệt, tránh hình thức, phô trương, hành chính hóa. Các cấp hội cần chú trọng xây dựng "làng văn hóa", phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy tinh thần "Đại đoàn kết toàn dân tộc", hết lòng giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai, hoạn nạn. Chú trọng xây dựng "gia đình nông dân văn hóa", bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức gia đình, thực hiện nếp sống văn minh, lên án những hành vi tiêu cực, đánh bạc, bạo hành với phụ nữ, trẻ em, vô trách nhiệm với gia đình.

Bốn là, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công tác hội; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vận động nông dân. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ hội, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh và vị trí công việc. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội cấp cơ sở và huyện, những cán bộ đã qua hoạt động thực tiễn, được "dân tin, dân học tập, dân làm theo" để giới thiệu vào nguồn cán bộ của Đảng, chính quyền.

Năm là, trong sự nghiệp "Đại đoàn kết toàn dân tộc", nhiệm vụ xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Một trong những vấn đề lớn của liên minh công nhân - nông dân - trí thức là lấy liên minh về kinh tế làm nền tảng cho liên minh chính trị. Việc trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn là hình thức liên kết kinh tế có tác dụng kích thích mạnh mẽ nông dân sản xuất, kết nối thị trường, hợp tác lao động và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Hội Nông dân phải coi đây là khâu quan trọng để hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hội phải có quyết tâm cao, biện pháp tốt để dẫn dắt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi "đi từ thắng lợi mùa vụ đến thắng lợi hợp đồng".

Nhà nước cần tăng đầu tư vốn, có biện pháp bảo vệ thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản; ban hành các chính sách phù hợp về đất nông nghiệp, đất 2 lúa; bảo đảm giá cả hợp lý đối với những nông sản chủ yếu, những vật tư phục vụ nông nghiệp; bảo đảm lợi ích hài hòa trong các chính sách về an sinh xã hội đối với nông dân. Cấp ủy, chính quyền các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hội nông dân tham gia xây dựng, giám sát, phản biện xã hội về chính sách, các chương trình xây dựng nông thôn, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện và có bước đi phù hợp để tiến tới người nông dân có trợ cấp hưu trí khi hết tuổi lao động; đồng thời có cơ chế rõ ràng để làm tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức hội nông dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sáu là, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về công tác dân vận là đợt sinh hoạt chính trị lớn trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Hội Nông dân Việt Nam cần tổ chức thật nghiêm túc việc quán triệt, học tập, triển khai thực hiện tới toàn thể cán bộ, hội viên của hội. Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là: Phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, quyền lợi phải đi liền với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân, huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân.

Xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tổ chức lãnh đạo, xây dựng chương trình hành động, tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả trong nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cơ quan thông tin đại chúng chú trọng tuyên truyền gương cán bộ, hội viên, nông dân giỏi, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới; kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng xa rời nông thôn, coi thường nông nghiệp, xem nhẹ vai trò người nông dân trong quá trình phát triển.

Nhiệm kỳ tới của hội công việc sẽ nhiều hơn, có những việc khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ hội đủ sức lãnh đạo phong trào và công tác hội. Tại đại hội này, cùng với việc đóng góp vào Báo cáo chính trị, Điều lệ hội (sửa đổi, bổ sung), các đại biểu đại hội còn một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bầu ra Ban Chấp hành Trung ương hội, gồm các đồng chí có phẩm chất, năng lực, uy tín, nhiệt tình và trách nhiệm cao, đủ sức thực thi các nhiệm vụ do đại hội đề ra. Đại hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận dân chủ, sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam , nhiệm kỳ 2013 - 2018.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề nông dân, coi trọng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Người thường nói : "Nhà nông là chiến sĩ", làm cho "người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm...". Lời chỉ dẫn của Bác đã và đang được hiện thực hoá trên đất nước ta và dẫn dắt chúng ta nỗ lực hành động.

Chúng ta tin tưởng rằng, với bản chất và truyền thống vẻ vang của giai cấp nông dân và của Hội Nông dân Việt Nam, trong thời gian tới, các phong trào thi đua yêu nước của giai cấp nông dân nước ta sẽ có bước phát triển mới, cao hơn, toàn diện và mạnh mẽ hơn; hoạt động của Hội Nông dân sẽ có nhiều khởi sắc và hiệu quả hơn. Giai cấp nông dân Việt Nam sẽ viết tiếp những trang sử hào hùng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, làm cho nước ta ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ho Thi Thuy
24/04/2017 11:44:03
Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương
Giống nhau: 
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại : 
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến 
- Lực lượng ít 
- Địa bàn hoạt động hẹp.
0
1
Ho Thi Thuy
24/04/2017 11:45:48
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, thanh niên luôn có khát vọng, ý chí vươn lên, có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia nên đã luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao. Những việc làm và hoạt động của thanh niên được thể hiện rõ nhất ở các phong trào hành động cách mạng, các chương trình hành động, tiêu biểu, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) với nhiều nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo, hiệu quả, trở thành việc làm xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, với các hoạt động, như: “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Góp đá xây Trường Sa”,… đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng thế hệ trẻ và nhân dân cả nước; góp phần làm thay đổi thái độ và nhận thức chính trị của thanh niên. Thanh niên hiện nay, trong đó, không ít bạn trẻ có trình độ học vấn cao luôn sẵn sàng gia nhập Quân đội, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đây là điều rất đáng phấn khởi và là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Bên cạnh đó, phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Sáng tạo trẻ”, “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”,… đã cổ vũ đoàn viên thanh niên phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu khoa học, tăng năng suất lao động với nhiều mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Qua đó, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị; giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng, thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia ở những nơi khó khăn, gian khổ; xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh của từng địa phương, đơn vị. Các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, “Đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục mở rộng về quy mô, nội dung, hình thức, ngày càng đi vào chiều sâu…

Thanh niên thành phố Vũng Tàu hòa mình vào tuổi trẻ của đất nước, đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thanh niên thành phố Vũng Tàu hôm nay mang trên vai trọng trách lịch sử to lớn, tiếp tục phát huy truyền thống vinh quang của thế hệ cha anh và trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất để đưa thành phố Vũng Tàu phát triển hội nhập cùng đất nước. Thanh niên đang tự khẳng định mình và đang dần dần xóa bỏ ranh giới tụt hậu để sánh vai ngang bằng với Thanh niên các nước trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi đất nước đang chuyển mình hội nhập quốc tế thì đòi hỏi thế hệ Thanh niên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác cao hơn nữa, có ý thức tự học, tự rèn luyện, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành nguồn lao động chất lượng cao, trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 

Hôm nay trong thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi rất cao năng lực và trí tuệ của cả dân tộc, trong đó thanh niên có vai trò rất quan trọng. Bổn phận thanh niên phải sống có lý tưởng, có ý chí vươn lên, có hoài bão lớn lao, cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc và nhân dân. Thanh niên bao giờ cũng là lực lượng đáng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Vì vậy, việc quan tâm, chăm lo đầu tư cho thanh niên phát triển toàn diện vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của toàn xã hội, trước hết là các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cần có kế hoạch cụ thể thiết thực trên nhiều lĩnh vực để nâng cao đạo đức, thể lực, trí lực và vật lực cho thanh niên. Riêng các tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần có chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng sâu rộng cho thanh niên, học sinh, sinh viên nhận thức đúng tình hình đất nước và trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc và nhân dân; tham gia tích cực giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống, học tập và đào tạo nhân lực, bồ dưỡng nhân tài là thanh niên; đồng thời có kế hoạch xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh từ cơ sở để đủ sức thu hút thanh niên tự nguyện tham gia các phong trào chung của xã hội và của Đoàn. Có như vậy, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay mới đủ sức khoẻ và trí tuệ vượt qua khó khăn, thách thức, cùng nhân dân xây dựng đất nước, làm cho Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, sánh vai cùng các cường quốc trong thế kỷ XXI.
0
0
NoName.26554
28/04/2017 06:21:45
cảm ơn b nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo