Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu những hiểu biết về của em về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
8.594
10
7
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/04/2017 22:03:11
Cuộc đời và sự nghiệp Tác giả Phan Bội Châu
I – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1. Cuộc đời
Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau vì trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu). Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào Nam (lấy từ câu Việt Ðiểu Sào Nam Chi”), tỏ ý luôn thiết tha với quê hương đất nước. Ông còn có một tên hiệu khác là Thị Hán, ngụ ý là hảo hán, một đấng nam nhi lỗi lạc ở đời. Khi viết bài “Pháp Việt đề huề chính kiến thủ” ông lại ký tên là Ðộc Tỉnh Tử.

Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tại Huyện Nam Ðàn, Tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là ông Phan Văn Phổ, một bậc thâm nho, thông hiểu kinh truyện nhưng không đỗ đạt gì cả, suốt đời đeo đuổi nghề dạy học. Mẹ của ông là Bà Nguyễn Thị Nhàn, cũng xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi nho học. Bà là một người phúc hậu, thường hay giúp đỡ những người nghèo khổ.

Phan Bội Châu đã theo học chữ nho, ông đậu giải Nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý (1900). Khác với các nho sĩ thời phong kiến, Phan Bội Châu không xem việc thi cử đỗ đạt là một phương tiện để tiến thân mà ông chỉ coi đó là một cơ hội thuận lợi cho hoạt động chính trị. Cho nên sau khi thi đậu, Phan Bội Châu đã thoát ly gia đình, lao hẳn vào con đường hoạt động cách mạng. Ông là người đã gây dựng phong trào cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX. Và ông cũng là người có ý thức dùng văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị.

Ðầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Ðể và hơn 20 đồng chí nữa họp tại nhà riêng của ông Nguyễn Hàm, bí mật lập ra một tổ chức yêu nước, theo kiểu hội kín, sau này gọi là Duy Tân hội. Cường Ðể được cử làm Hội chủ. Ðầu năm 1905, theo kế hoạch của Duy Tân hội, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. Ông nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Ðông Du. Ðây là giai đoạn đắc ý nhất của ông. Thời gian này ông cũng sáng tác được nhiều tác phẩm gửi về nước. Lời văn thống thiết, khích lệ của tác giả đã thức tỉnh được lòng yêu nước của nhiều người dân lúc bấy giờ. Nhiều người dân đã tích cực ủng hộ phong trào Ðông Du bằng nhiều hình thức khác nhau. Do dã tâm của đế quốc Nhật và âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, tháng 3 năm 1909 tổ chức Ðông Du bị giải tán, ông bị trục xuất khỏi nước Nhật, phải chạy trốn sang Trung Quốc, rồi Thái Lan.

Về sau ông đã đứng ra thành lập “Việt Nam quang phục hội”. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, ông bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam, đến năm 1917 mới được ra tù. Tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu đứng ra lãnh đạo càng về sau càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Mặc dù lòng yêu nước rất sâu và nhiệt tình cứu nước rất cao nhưng Phan Bội Châu không làm cách gì để thay đổi được tình thế. Ông đã cải tổ “Việt Nam quang phục hội”, thành lập “Việt Nam quốc dân Ðảng” nhưng chưa kịp thực hiện những mong ước lớn thì ông đã bị bắt vào năm 1925. Kẻ thù định thủ tiêu ông nhưng việc bị bại lộ. Chúng buộc phải tha ông do gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của dân ta. Chính quyền thực dân bắt ông phải về sống ở Huế. Từ năm 1926 về sau, Phan Bội Châu sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”, mật thám luôn rình rập, theo dõi ông. Kể từ đó xem như ông đã bị đoạn tuyệt hẳn với hoạt động chính trị. Thời gian này công việc duy nhất của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ra đời vào những năm cuối đời của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940.

2. Sự nghiệp thơ văn
Có ba thời kỳ sáng tác :

– Thời kỳ đầu : Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số tác phẩm, trong số đó có những tác phẩm tiêu biểu : Hịch Bình Tây thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.

– Thời kỳ thứ hai : Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều tác phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.

– Thời kỳ thứ ba : Ðây là thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra đời trong giai đoạn này rất lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm “Phan Bội Châu niên biểu” được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Luân lý vấn đáp và hơn 800 bài thơ Nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/04/2017 22:03:47
Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ,  biệt hiệu Hy Mã,  sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn Bình - một nhân sĩ của phong trào Cần Vương.

Năm 28 tuổi Phan Châu Trinh đỗ Cử nhân (1900), 29 tuổi đỗ Phó bảng (1901), cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Ái Quốc). Năm 1902, Phan Châu Trinh được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm Thừa Biện (một chức quan nhỏ) Bộ Lễ và đến năm 1904 cụ xin từ quan.

Phan Châu Trinh dành nhiều thời gian cho việc sáng tác văn thơ và kết giao với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế… đọc “tân thư”, tiếp thu tư tưởng cách mạng tư sản phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân ở Nhật Bản. Năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung Kỳ, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bẳt giam và đày ra Côn Đảo. Được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động.

Tại Pháp, Phan Châu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, phê phán chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, cùng với Phan Văn Trường thành lập “Hội đồng bào thân ái”. Năm 1920, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền hình thành nhóm “Ngũ Long” (nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp).

Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nồng nhiệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp xử mức án “khổ sai chung thân”, Phan Châu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương đề nghị ân xá cho Phan Bội Châu. Tháng 11-1925, Phan Châu Trinh diễn thuyết tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn về “Đạo đức luân lý Đông - Tây”; “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.

Sau hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Châu Trinh gầy yếu và bệnh nặng. Ngày 24/3/1926, lúc 21 giờ 30, cụ từ trần, hưởng thọ 54 tuổi. Đám tang và Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn.

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng điều đáng quý ở Phan Châu Trinh là tinh thần yêu nước nồng nhiệt, ý chí đấu tranh bất khuất trước cường quyền và gian khổ, quyết tâm đổi mới đất nước...
5
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/04/2017 22:04:33
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. 

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.
0
2
Trai Xáu hay xàm
11/01/2020 20:18:50

Cuộc đời và sự nghiệp Tác giả Phan Bội Châu
I – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1. Cuộc đời
Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau vì trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu). Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào Nam (lấy từ câu Việt Ðiểu Sào Nam Chi”), tỏ ý luôn thiết tha với quê hương đất nước. Ông còn có một tên hiệu khác là Thị Hán, ngụ ý là hảo hán, một đấng nam nhi lỗi lạc ở đời. Khi viết bài “Pháp Việt đề huề chính kiến thủ” ông lại ký tên là Ðộc Tỉnh Tử.

Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tại Huyện Nam Ðàn, Tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là ông Phan Văn Phổ, một bậc thâm nho, thông hiểu kinh truyện nhưng không đỗ đạt gì cả, suốt đời đeo đuổi nghề dạy học. Mẹ của ông là Bà Nguyễn Thị Nhàn, cũng xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi nho học. Bà là một người phúc hậu, thường hay giúp đỡ những người nghèo khổ.

Phan Bội Châu đã theo học chữ nho, ông đậu giải Nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý (1900). Khác với các nho sĩ thời phong kiến, Phan Bội Châu không xem việc thi cử đỗ đạt là một phương tiện để tiến thân mà ông chỉ coi đó là một cơ hội thuận lợi cho hoạt động chính trị. Cho nên sau khi thi đậu, Phan Bội Châu đã thoát ly gia đình, lao hẳn vào con đường hoạt động cách mạng. Ông là người đã gây dựng phong trào cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX. Và ông cũng là người có ý thức dùng văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị.

Ðầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Ðể và hơn 20 đồng chí nữa họp tại nhà riêng của ông Nguyễn Hàm, bí mật lập ra một tổ chức yêu nước, theo kiểu hội kín, sau này gọi là Duy Tân hội. Cường Ðể được cử làm Hội chủ. Ðầu năm 1905, theo kế hoạch của Duy Tân hội, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. Ông nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Ðông Du. Ðây là giai đoạn đắc ý nhất của ông. Thời gian này ông cũng sáng tác được nhiều tác phẩm gửi về nước. Lời văn thống thiết, khích lệ của tác giả đã thức tỉnh được lòng yêu nước của nhiều người dân lúc bấy giờ. Nhiều người dân đã tích cực ủng hộ phong trào Ðông Du bằng nhiều hình thức khác nhau. Do dã tâm của đế quốc Nhật và âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, tháng 3 năm 1909 tổ chức Ðông Du bị giải tán, ông bị trục xuất khỏi nước Nhật, phải chạy trốn sang Trung Quốc, rồi Thái Lan.

Về sau ông đã đứng ra thành lập “Việt Nam quang phục hội”. Ngày 24 tháng 12 năm 1913, ông bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam, đến năm 1917 mới được ra tù. Tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu đứng ra lãnh đạo càng về sau càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Mặc dù lòng yêu nước rất sâu và nhiệt tình cứu nước rất cao nhưng Phan Bội Châu không làm cách gì để thay đổi được tình thế. Ông đã cải tổ “Việt Nam quang phục hội”, thành lập “Việt Nam quốc dân Ðảng” nhưng chưa kịp thực hiện những mong ước lớn thì ông đã bị bắt vào năm 1925. Kẻ thù định thủ tiêu ông nhưng việc bị bại lộ. Chúng buộc phải tha ông do gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của dân ta. Chính quyền thực dân bắt ông phải về sống ở Huế. Từ năm 1926 về sau, Phan Bội Châu sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”, mật thám luôn rình rập, theo dõi ông. Kể từ đó xem như ông đã bị đoạn tuyệt hẳn với hoạt động chính trị. Thời gian này công việc duy nhất của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ra đời vào những năm cuối đời của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940.

2. Sự nghiệp thơ văn
Có ba thời kỳ sáng tác :

– Thời kỳ đầu : Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số tác phẩm, trong số đó có những tác phẩm tiêu biểu : Hịch Bình Tây thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.

– Thời kỳ thứ hai : Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều tác phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.


– Thời kỳ thứ ba : Ðây là thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra đời trong giai đoạn này rất lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm “Phan Bội Châu niên biểu” được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Luân lý vấn đáp và hơn 800 bài thơ Nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn.
1
1
Trai Xáu hay xàm
11/01/2020 20:19:25
Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ,  biệt hiệu Hy Mã,  sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn Bình - một nhân sĩ của phong trào Cần Vương.

Năm 28 tuổi Phan Châu Trinh đỗ Cử nhân (1900), 29 tuổi đỗ Phó bảng (1901), cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Ái Quốc). Năm 1902, Phan Châu Trinh được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm Thừa Biện (một chức quan nhỏ) Bộ Lễ và đến năm 1904 cụ xin từ quan.

Phan Châu Trinh dành nhiều thời gian cho việc sáng tác văn thơ và kết giao với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế… đọc “tân thư”, tiếp thu tư tưởng cách mạng tư sản phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân ở Nhật Bản. Năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung Kỳ, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bẳt giam và đày ra Côn Đảo. Được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động.

Tại Pháp, Phan Châu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, phê phán chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, cùng với Phan Văn Trường thành lập “Hội đồng bào thân ái”. Năm 1920, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền hình thành nhóm “Ngũ Long” (nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp).

Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nồng nhiệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp xử mức án “khổ sai chung thân”, Phan Châu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương đề nghị ân xá cho Phan Bội Châu. Tháng 11-1925, Phan Châu Trinh diễn thuyết tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn về “Đạo đức luân lý Đông - Tây”; “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.

Sau hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Châu Trinh gầy yếu và bệnh nặng. Ngày 24/3/1926, lúc 21 giờ 30, cụ từ trần, hưởng thọ 54 tuổi. Đám tang và Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn.

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng điều đáng quý ở Phan Châu Trinh là tinh thần yêu nước nồng nhiệt, ý chí đấu tranh bất khuất trước cường quyền và gian khổ, quyết tâm đổi mới đất nước...
0
0
Trai Xáu hay xàm
11/01/2020 20:20:14
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. 

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư