Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dày ý phân tích đoạn đầu của Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
581
2
0
Trịnh Quang Đức
08/05/2018 21:33:43
GỢl Ý
- Bài Bình Ngô đại cáo mở đầu với cảm hứng về chính nghĩa. Nguyễn Trãi nêu lập trường chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
- Lập trường chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa, một nguyên lí có tính chất chung của các dân tộc, của nhiều thời đại và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt đã dược chứng minh bằng thực chất lịch sử.
Cho nên, thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu nội dung.
A. NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA
1. Nguyên lí nhân nghĩa là một nguyên lí có tính chất phổ biến được thừa nhận:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
2. Nguyên lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo: Khổng Tứ nói tới chữ “nhân”, Mạnh Tử nói tới chữ “nghĩa”.
Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí; “nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó. Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trong câu mở đầu, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích, nội dung của việc làm nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.
3. Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Chống xâm lược để an dân, tức thực hiện nhân nghĩa, có như vậy mới bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá cùa địch, mới phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta... Nhân nghĩa mà như thế ư?” (Thư gửi Phương Chinh).
- Dân ta chiến đấu chống xâm lược là thực hiện nhân nghĩa, phù hợp với nguyên lí chính nghĩa.
B CHÂN LÍ KHÁCH QUAN VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA ĐẠI VIỆT.
Sau khi nêu nguyên lí chính nghĩa, tác giả nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của đất nước Đại Việt.
1. Nếu nhân nghĩa là tiền đề tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
- Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có:
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Những thực tế khách quan mà tác giả đưa ra là chân lí không thể phủ nhận. Nêu chân lí khách quan, đồng thời Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn thường xem đoạn văn trên tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Đến nay, học thuyết đó rất gần gũi và vẫn còn giá trị thời sự.
2. Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức, chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống Nguyên).
3. Nêu nguyên lí nhân nghĩa, chân lí khách quan, Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trịnh Quang Đức
08/05/2018 21:33:54
1. Tư tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu ra quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa – tư tưởng bao trùm toàn tác phẩm.
* Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)
* Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)
=> Nhân nghĩa (theo Nho Giáo) là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý.
* Chữ “nghĩa” trong câu trên cũng giống chữ “ngãi” trong “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” (“Lục Vân Tiên” – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
* Nguyễn Trãi đã “Việt hóa” tư tưởng nhân nghĩa, chắt lọc những gì cơ bản nhất. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là lo cho dân (“cốt ở yên dân”); là thương dân (“quân điếu phạt” – rút từ ý “điếu dân phạt tội” trong “Kinh Thư”); vì dân mà diệt trừ gian ác (“lo trừ bạo”) chống ngoại xâm, bóc trần bộ mặt gian ác của kẻ thù, khẳng định dân tộc ta chiến tranh vì chính nghĩa.
=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc.
* Điều này được thể hiện rất nhiều trong các sáng tác khác của nhà thơ. Trong “Thư trả lời Phương Chính” trích “Quân trung từ mệnh tập” ông đã phê phán sự xảo trá của quân Minh: “Nước mày nhân họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, ăn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, vơ vét của quý, nhân dân không được sống yên ổn. Nhân nghĩa mà lại thế ư?”
=> Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường của nhân dân, dân tộc nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân thù.
=> Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông thực thi, đề cao và tuyên truyền nhân nghĩa để dành quyền lợi cho nhân dân, đoạt lại quyền sống, độc lập, tự do, trả lại cho nhân dân cuộc sống bình yên.
=> Điều này giúp ta hiểu thêm về nhân cách và con người Nguyễn Trãi: một người trung hiếu với nước với dân.
2. Lời tuyên ngôn độc lập:
Sau “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Đại cáo bình Ngô” được tôn là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Khi viết những lời này, Nguyễn Trãi đã truyền cho dân chúng niềm tự hào dân tộc, lòng vui sướng khôn siết khi đất nước lại được thái bình. Bằng giọng điệu hào hùng, khảng khái, ông đưa ra những lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép.
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Nguyễn Trãi đưa ra những cơ sở khẳng định chủ quyền dân tộc như sau:
* Văn hiến: Tác giả khẳng định: Qua bao năm bị giặc phương Bắc đô hộ, bị biến thành một quận của nước chúng, cái tên Đại Việt vẫn được giữ gìn, khôi phục, rồi lại được trang trọng đặt trong bản tuyên ngôn “Bình Ngô đại cáo”. Năm tháng và ác mưu của quân xâm lược không thể bào mòn nét đẹp văn hiến, văn hóa dân tộc ta – những giá trị tinh thần được hình thành “đã lâu”, có “từ trước” mấy nghìn năm vẫn tồn tại trong tiềm thức mỗi con dân Việt.
* Lãnh thổ: Ranh giới lãnh thổ phương Bắc, phương Nam đã được phân định từ ngàn đời trước. Từ khi giặc Minh chưa kéo đến cướp nước, nhân dân ta vẫn ngày ngày cầy cấy trên đất đai quê hương, răn dạy con cháu thế hệ sau tiếp tục giữ gìn và bảo vệ mảnh đất thiêng liêng và thân thuộc ấy. Trước đó, người Việt cũng vì bảo vệ “núi sông bờ cõi” dân tộc mà đổ bao mồ hôi, xương máu, quyết chiến với kẻ thù để khẳn định lãnh thổ Đại Việt không ai có thể xâm phạm. Liên hệ với “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt viết: “Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tai thiên thư”. Thay vì phân định lãnh thổ dựa vào “sách vở” yếu tố thần thánh như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi vạch ra ranh giới Trung Quốc, Việt Nam dựa trên lịch sử.
*Phong tục: Nguyễn Trãi nêu ra mệnh đề này để nhấn mạnh rằng: Mỗi đất nước đều có phong tục tập quán riêng, Đại Việt cũng vậy. Là một quốc gia độc lập, dân tộc ta ta có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, trồng lúa nước, gói bánh chưng,.. những truyền thống không có ở các dân tộc khác. Từ đó khẳng định Đại Việt độc lập hoàn toàn với Trung Quốc.
* Lịch sử riêng, chế độ riêng: Ức Trai liệt kê các thời kỳ lịch sử dân tộc, từ đời Triệu đến Đinh, Lí, Trần. Những triều đại này song song tồn tại với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở Trung Quốc. Bằng cách lập luận đối chiếu, so sánh, ông tỏ rõ niềm tự hào dân tộc. Trong “Nam quốc sơn hà”, từ “đế” của Lý Thường Kiệt dùng để chứng tỏ đạo lý một nước không thể có hai vua. Còn từ “đế” mà Nguyễn Trãi sử dụng để khẳng định vua Việt Nam ngang hàng với vua Trung Quốc. => Sự tiến bộ trong tư tưởng Ức Trai.
* Con người: Tuy hưng thịnh từng lúc khác nhau, song đời nào cũng anh hùng. Từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,… dù là nam hay nữ, già hay trẻ, đều vì nghiệp lớn của dân tộc mà xả thân. Những người tài này đã tạo nên những trận đánh huy hoàng: trận Bạch Đằng (938; 1288) vang danh sử sách, trận Như Nguyệt (1077) chiến thắng cuộc chiến chống Tống, trận Chi Lăng Xương Giang (1427) khiến tướng quân Minh chưa xin phép triều đình đã tự ý rút về nước. => Con người đã tạo nên những trang sử vàng chói lọi.
=> So với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước.
3. Lời răn đe quân xâm lược:
“Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.”
Nguyễn Trãi đưa ra những dẫn chứng: Lưu Cung – vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt, Triệu Tiết – tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta, các tướng nhà Nguyên là Toa Đô, Ô Mã cũng phải bỏ mạng vì tội xâm lược. Những dẫn chứng này được tác giả lấy ra từ sử sách nước nhà, là chứng cớ rõ ràng. Qua đây, ông muốn răn đe: những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt!
4. Tổng kết nghệ thuật: Tác giả sử dụng ngôn ngữ đanh thép, giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ kết hợp các biện pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê, sử dụng những câu văn song hành,…
1
0
Nguyễn Hoàng Hiệp
08/05/2018 22:30:29
1. Nêu luận đề chính nghĩa: – Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước: + Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân. + Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hộinông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. + Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố * Văn hiến * Ðịa lý * Phong tục tập quán * Các triều đại chính trị * Hào kiệt * Truyền thống lịch sử vẻ vang Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. 2. Vạch trần tội ác giặc: Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt. Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hàihòa giữa những hình ảnh mnag tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cu, sinh động. 3. Tổng kết quá trình kháng chiến: a. Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×