Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn 7 : Đi lấy bí mật

soạn văn 7 : Đi lấy bí mật
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
311
2
0
Mai
07/09/2022 20:39:51
+5đ tặng

1.Thể loại:

Đi lấy mật thuộc thể loại truyện dài

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Đất rừng phương Nam là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. 

- Tác phẩm gồm 20 chương, đã được dựng thành phim Đất phương Nam (1997)

- Đất rừng phương Nam kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. 

- Đoạn trích Đi lấy mật là tên chương 9, kể lại một lần An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

 

3. Phương thức biểu đạt : 

Văn bản Đi lấy mật có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Người kể chuyện : 

Văn bản Đi lấy mật được kể theo ngôi thứ nhất (là nhân vật “tôi” – An)

5. Tóm tắt văn bản Đi lấy mật: 

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

6. Bố cục bài Đi lấy mật: 

Đi lấy mặt có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “không thể nào nghe được”: Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và An đi lấy mật.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”: Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật.

+ Phần 3: Còn lại: Cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng U Minh.

7. Giá trị nội dung: 

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh.

8. Giá trị nghệ thuật: 

 Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.

– Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.

– Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Linhchann
07/09/2022 20:40:01
+4đ tặng
1. Trước khi đọc

Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (Tranh ảnh, phim, thơ văn,…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Định hướng trả lời:

– HS có thể kể một số miền quê của Việt Nam mà các em được đến thăm (Nghệ An, Lâm Đồng, Hà Giang, Hà Tĩnh, An Giang…).

– Hoặc có thể kể một số miền quê qua các tác phẩm nghệ thuật: đảo Cô Tô, vùng sông nước Cà Mau…

– HS lựa chọn một địa điểm gây ấn tượng đối với bản thân (ấn tượng về phong cảnh, con người).

2. Trong khi đọc

Câu 1: Hình dung: Cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An.

– HS đọc kĩ đoạn văn “Buổi sáng… một lớp thủy tinh”, phát hiện đây là đoạn văn viết về cảnh thiên nhiên. Gạch chân dưới các từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An.

– Hình dung:

  • Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh.
  • Không khí mát lành.
  • Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh.

=> Bình minh yên tĩnh trong vắt, mát lành.

Câu 2: Theo dõi: Những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật.

– HS đọc kĩ đoạn văn “Tía nuôi tôi… trong các bụi cây”, gạch chân dưới các từ ngữ miêu tả ngoại hình, cử chỉ của nhân vật: Tía nuôi, thằng Cò, con Luốc và nhân vật tôi.

– Các chi tiết:

+ Tía nuôi: bên hông lủng lẳng túi, lưng mang gùi, tay cầm chà gạc, vung tay lên, đưa con dao phạt ngang.

+ Cò: đội cái thúng to.

+ Con Luốc: chạy tung tăng, sục sạo.

+ Nhân vật tôi: chen vào giữa, quảy tòn ten cái gùi.

Câu 3: Theo dõi: Suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò.

– HS đọc kĩ đoạn văn “Quả là tôi đã mệt thật… chả mùi gì nữa là!”, gạch chân dưới các từ ngữ, cụm từ viết về nhân vật tía nuôi và Cò:

+ Tía nuôi: chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà đã biết (Tía rất quan tâm tới An).

+ Cò: Cặp chân giò của nó như bộ giò nai lội suối suốt ngày trong rừng chả mùi gì (Cò rất khỏe, dẻo dai).

Câu 4: Theo dõi: Có giảng giải cho An những gì?

– HS đọc kĩ đoạn văn “Tía nuôi tôi ngồi tựa lưng vào một gốc cây ngái… thì không thể nào nghe được” để tìm hiểu.

– Cò giảng giải cho An về: sự xuất hiện của ong mật, cách phát hiện ra loài ong mật.

Câu 5: Hình dung: Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng

– HS đọc kĩ đoạn văn: “Cao quá đầu tôi một với tay… bèn im im đi tới”, chú ý những từ ngữ, câu văn miêu tả cây cối, loài vật trong rừng.

– Cụ thể:

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

Đó là ruồi xanh đang bay đứng. Óng ánh lướt những lá bông súng dưới vũng kia là con chuồn chuồn bay ngang với những cánh mỏng và dài.

Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sứ giả của bình minh này. Một con…. hai con… ba con… Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một chuỗi hạt cườm, trong những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đĩa vụt qua rất nhanh…. tiếng kêu eo… eo… eo… eo.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.

Mấy con kỳ nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.

Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên…

=> Vẻ đẹp phong phú, hoang sơ, kì thú và đầy chất thơ.

Câu 6: Tóm tắt: nội dung câu chuyện của má nuôi An

– HS đọc kĩ đoạn văn: “Tôi ngước nhìn tổ ong như cái thúng…trên cây tràm thấp kia” để tóm tắt.

– Câu chuyện của má nuôi An:

+ Má kể về chỗ tìm cách gác kèo với những kinh nghiệm như hướng gió, đường bay của ong, chỗ ấm, ít gió, ít người qua lại.

+ Kể về cách làm tổ ong: chọn nhánh tràm non, to bằng cổ tay, chọn cây vừa kín vừa im và có nhiều bóng nắng thì mật không bị chua, gác kèo làm tổ phải tỉa bớt xung quanh để khi lấy mật cho dễ.

+ Kể về thời gian đóng tổ: giữa tháng mười một, như vậy cuối năm gặp mưa cành làm tổ sẽ bị mưa rửa trôi sẽ giống với các cành còn lại thì ong sẽ về làm tổ.

Câu 7: Theo dõi: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

– HS chú ý các đoạn hội thoại, lời của nhân vật: Tía nuôi, má nuôi, An, Cò. Phát hiện những từ ngữ dùng trong hội thoại có gì khác với cách đối thoại thông thường (từ ngữ toàn dân).

Câu 8: So sánh: Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh

– HS đọc đoạn văn: “Tôi ngồi nhìn lên kèo ong… vùng U Minh này cả” để so sánh

– Cụ thể:

+ Cách thuần hóa ong của người dân U Minh: Gác kèo sẵn cho ong về làm tổ.

+ Ở những nơi khác: Người La Mã làm tổ bằng đồng hình chiếc vại, đục thủng nhiều lỗ con quanh miệng và quanh đáy. Người Mễ Tây Cơ: làm tổ ong bằng đất nung. Người Ai Cập nuôi ong trong tổ bằng sành hình ống dài xếp chồng lên nhau trên bãi cỏ Ở Châu Phi: đục rỗng thân cây, bịt kín hai đầu. Ở Tây Âu: tổ ong lợp bằng rơm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo