Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn 7 : Thực hành Tiếng Việt : Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

soạn văn 7 : Thực hành Tiếng Việt : Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.084
1
2
Linhchann
07/09/2022 20:51:36
+5đ tặng
1. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Câu 1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.

b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

Hãy thử rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi rút gọn thành phần trạng ngữ.

Gợi ý trả lời:

  • Xác định trạng ngữ.

a. Trạng ngữ: Khoảng hai giờ sáng.

b. Trạng ngữ: Suốt từ chiều hôm qua.

  • Thử rút gọn trạng ngữ và nhận xét:

a. – Sáng, Mon tỉnh giấc.

– Hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc.

b. -Từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

– Chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

– Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

=> Nhận xét: Khi rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu, ý nghĩa của câu không thay đổi những thông tin cụ thể về về thời gian đã bị mất đi.

Câu 2: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a. – Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy AnhBức tranh của em gái tôi)

b. – Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

– Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

c. – Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

– Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

Gợi ý trả lời:

CâuSo sánhNhận xét
a– Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ “lớn tràn ngập ánh sáng”Mở rộng trạng ngữ giúp miêu tả cụ thể không gian của sự việc những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường
b– Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ mưa ràoMở rộng trạng ngữ giúp cung cấp thông tin cụ thể về sự việc (mưa rào) đã xảy ra đêm hôm trước.
c– Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ cũ kề bên một xóm nhỏMở rộng trạng ngữ giúp cụ thể hóa nơi chốn của sự việc người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

Câu 3: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

Gợi ý trả lời:

– Đêm, mưa trút ào ào như thác đổ.

– Mùa xuân, trăm hoa đua nở như trẩy hội.

Trạng ngữMở rộngTác dụng
ĐêmĐêm mùa đông / Từ đêm qua– Cung cấp thêm thông tin về thời gian của sự việc mưa trút ào ào như thác đổ
Mùa xuânMùa xuân đến– Cụ thể hóa thời gian của sự việc trăm hoa đua nở như trẩy hội
2. Từ láy

Câu 4. Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:

a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.

b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

Gợi ý trả lời:

CâuTừ láyTác dụng
aXiên xiếtNhấn mạnh tính chất của dòng chảy.
bBé bỏngNhấn mạnh sự nhỏ bé, non nớt của con chim chìa vôi.
cMỏng manh, run rẩyNhấn mạnh sự yếu ớt, chưa chắc chắn của đôi cánh chim.
3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

Câu 1: Chủ ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn.

a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.

Gợi ý trả lời:

Chủ ngữRút gọnNhận xét
a. Một tiếng lá rơi lúc nàyTiếng lá rơiNếu rút gọn câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ sự phiếm định (một) và thời gian (lúc này).
b. Phút yên tĩnh của rừng ban maiPhút yên tĩnhCâu sẽ mất đi ý nghĩa miêu tả, hạn định (của rừng ban mai).
c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanhMấy con gầm ghìCâu sẽ không còn ý nghĩa chỉ đặc điểm của sự vật (sắc lông màu xanh).

Câu 2: Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Mắt tôi vẫn không thể rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.

b. Rừng cây im lặng quá.

c. Ở xứ Tây Âu. Tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…

Gợi ý trả lời:

Vị ngữRút gọnNhận xét
a. chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.vẫn không rời tổ ongKhi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm và vị trí của tổ ong (lúc nhúc trên cây tràm thấp kia).
b. im lặng quá.im lặngKhi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về mức độ của trạng thái im lặng (quá).
c. lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…lại lợp, bện bằng rơmKhi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong (đủ kiểu, hình thù khác nhau).

Câu 3: Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng u Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục. sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hoá tím xanh,…

Gợi ý trả lời:

Trong đoạn văn trên, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ đó là:

+ Câu (1): cụ thể hóa tiếng hót của chim.

+ Câu (2): cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm của hương hoa tràm.

+ Câu (3): cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.

+ Câu (4): cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của đối tượng (con kỳ nhông).

Câu 4: Các câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.

a. Gió thổi.

b. Không khí trong lành.

c. Ong bay.

Gợi ý trả lời:

a. Gió từ phía vườn đang thổi.

b. Không khí ở khu rừng này thật trong lành.

c. Đàn ong đang bay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×