Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Tóm tắt:
Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.
5. Bố cục:
Chia văn bản thành 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy
- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.
- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn
- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.
6. Giá trị nội dung:
Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng, đồng thời ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm. Đặc biệt là Côn với những suy tư chăn chở lớn lao, sâu sắc. Qua văn bản ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn.
- Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên.
1. Cụ Phó bảng
a. Có vốn hiểu biết sâu rộng.
- Đi đến đâu cũng kể cho các con nghe về các truyền thuyết gắn với các địa danh lịch sử
- Giải thích các địa danh gắn với các sự kiện lịch sử của dân tộc.
b. Giáo dục các con về tình yêu quê hương đất nước
- Đền thờ Thục Phán An Dương Vương: Phó bảng dạy các con là người thì phải biết giữ trọn khí tiết giống như vua Thục Phán nhận ra lỗi lầm của mình khiến đất nước rơi vào tay giặc đã tự kết liễu đời mình chứ không chịu đầu hàng trước quân giặc.
- Khi giải thích cho con về hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách: muốn nói với các con nhân dân chính là những người đã tạo nên tên núi sông, đất nước, nhân dân luôn có những ước vọng cao đẹp.
- Đền Quả Sơn thờ quan Lý Nhật Quang: ông Phó đã giải thích cho các con hiểu không phải quan nào cũng là quan tham có rất nhiều vị quan tốt bụng, giúp đỡ dân mang tới lợi ích cho nhân dân.
- Thăm mộ Đại thi hào Nguyễn Du: Lan tỏa tới các con tinh thần yêu văn chương, nghệ thuật
→ Qua đó, thấy được cụ Phó bảng là người vừa có trí tuệ, tài năng, lại có tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc. Cụ giáo dục anh em Khiêm và Côn từ chính những câu chuyện giản dị về quê hương, từ những con người con người cống hiến cho quê hương đất nước để lan tỏa tình yêu nước tới hai anh em.
2. Cậu bé Nguyễn Sinh Côn (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
a. Ham học hỏi tìm hiểu
- Đến đâu cậu bé cũng hỏi cha về các địa danh lịch sử các ngọn núi con sông.
- Sau mỗi câu chuyện cha kể cậu bé lại tự rút ra những bài học
b. Tinh thần dân thể hiện trong lời nói và suy nghĩ:
- Khi nghe cha kể về tình sử Mỵ Châu, Trọng Thủy
+ Nhận ra được âm mưu, toan tính của nhà Thục
+ Sự cả tin và coi trọng chữ tín của vua An Dương Vương và Mỵ Châu đã dẫn đến cơ sự đất nước rơi vào tay giặc.
+ Nhận ra Vua nhà Thục vẫn là người đáng tôn trọng vì có khí tiết
→ Cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã hiểu được những vấn đề lớn lao của dân tộc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |