Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên các cách lưu tồn của mầm bệnh?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.001
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
24/05/2018 13:33:56

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh vật nuôi có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển, sức sản xuất, sự tồn tại phát triển của vật nuôi và với cả môi trường.

Môi trường sống của vật nuôi chính là tiểu khí hậu chuồng nuôi. Để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt phải tạo môi trường và điều kiện sống thuận lợi cho vật nuôi.

phải đảm bảo cách ly với bên ngoài, tránh vật nuôi tiếp xúc với các súc vật khác, xe cộ, người... ảnh hưởng đến thần kinh con vật và dễ lây bệnh tật. Mỗi loại vật nuôi phải được nhốt trong diện tích phù hợp, tránh nhốt quá đông, tránh nuôi liên tục mà phải có thời gian nghỉ để vệ sinh chuồng trại. Tùy loại vật nuôi đảm bảo các điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giảm tối đa hàm lượng các chất độc hại trong không khí. Chuồng trại luôn được vê sinh sạch sẽ tiêu độc kĩ khi đưa gia súc ra sân vận động hoặc bán hết lứa gia cầm.

Chuồng trại thoáng khí và đủ ánh sáng, có cây xanh đảm bảo cho không khí và nhiêt độ ôn hòa, mát mẻ, dễ chịu khi vật nuôi ở trong chuồng.
vô trang mình 5 sao nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
01/06/2018 17:26:15

1/ Bệnh sẹo

a/ Triệu chứng

Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng lá vàng và rụng sớm. Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết.

b/ Nguyên nhân

Bệnh sẹo (còn gọi là bệnh ghẻ, ghẻ nhám, ghẻ lồi…) do nấm Elsinoe fawcetti gây nên.

c/ Sự lan truyền bệnh

Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non, đã bị nhiễm bệnh. Sau đó, các bào tử nấm trong điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm và theo gió, nước mưa lây lan bám vào mặt cành lá non, quả non gây hại, kể cả những quả vừa mới đậu.

d/ Điều kiện phát sinh, gây hại

Mùa mưa, nhiệt độ 25-300C, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh sẹo phát triển. Bệnh phát triển vào mùa xuân, tăng dần vào mùa hạ, thu và đến mùa đông khô hanh thì bệnh ít và ngừng hẳn.

e/ Biện pháp phòng tránh

Phun phòng bệnh cây con ở vườn ươm. Trồng cây giống sạch bệnh. Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Cắt bỏ và tiêu hủy những cành lá bị bệnh. Bón phân hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra chồi non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây, ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.
Sử dụng một số loại thuốc như Booc-đô 1%, Zineb 0,2% phun phòng vào giai đoạn cây con. Trên vườn cây có múi ở thời kỳ kinh doanh cần phun sau mỗi đợt lộc cũng như giai đoạn vừa đậu quả bằng một trong các loại thuốc Kumulus 80 DF, Polyram 80 DF, Bavistin 50 FL, Bemyl 50 WP, Carbenda 50 SC…

2/ Bệnh chảy gôm, thối rễ

a/ Triệu chứng

Trên thân cây bệnh thường xuất hiện ở phần sát gốc, cổ rễ hoặc tại các vết ghép. Nấm xâm nhập vào thân gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ có màu nâu, chảy nhựa, lúc đầu có màu vàng, sau đó khô lại có màu nâu trong (gôm). Bệnh có thể phát triển nhanh bao quanh thân làm thân xì mủ hoặc trên rễ chính làm rễ bị thối. Trên lá làm cho các lá bị vàng, nhất là gân lá, sau đó lá rụng đi, chồi bị xoăn, cành bị khô và chết. Trên quả làm quả bị thối nâu.

b/ Nguyên nhân

Do 2 loại nấm chính là Phytophthora citrophthora và Phytophthora parasitica gây ra. Do sau khi đậu quả cây thiếu chất dinh dưỡng, do sự biến đổi thất thường của thời tiết.

c/ Sự lan truyền bệnh

Nấm nhiễm vào gốc qua vết thương mới ở gốc, cổ rễ. Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan rất nhanh qua rễ hoặc nhờ nước mưa. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng dày.

d/ Điều kiện phát sinh

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp (15-25oC), ẩm độ cao, đất trồng ẩm ướt thường xuyên, thoát nước kém trong mùa mưa, vườn trồng dầy, ít được tỉa cành tạo tán, bón phân không cân đối

e/ Biện pháp phòng tránh

Sử dụng các giống, cây kháng bệnh. Dùng gốc ghép kháng bệnh như cam chua, cam 3 lá... vết ghép phải cách mặt đất 30-50cm để hạn chế nấm bệnh xâm nhập qua vết ghép.
Đất trồng phải thoát nước tốt, không nên tủ gốc trong mùa mưa, tưới ẩm cho cây trong mùa khô.
Trồng với mật độ thích hợp, hàng năm cần vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành quá sát mặt đất để cây thông thoáng.
Tránh gây những vết thương cơ giới ở vùng rễ và thân gần gốc khi chăm sóc, trèo hái quả.
Dọn sạch tàn dư trong vườn tránh mầm bệnh lưu tồn.
Sử dụng các loại phân có chứa đầy đủ đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh.
Diệt côn trùng đặc biệt là mối.
Khi phát hiện bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc: Aliette 80WP, Ridomil MZ 72WP, Ridomil Gold 68 WP… để phun xịt lên cây, phun 7-10 ngày/lần.
Những cây đã bị thối ở vỏ, thân, gốc và rễ cái thì dùng dao cạo sạch vết bệnh rồi quét lên đó dung dịch Booc-đô 1% hoặc Aliette 80WP pha nồng độ 10-15% (10-15ml thuốc với 85-90ml nước). Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ được tái sinh.

3/ Bệnh thán thư

a/ Triệu chứng

Trên cánh hoa vết bệnh có màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên trái, vết bệnh là những đóm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen.

b/Nguyên nhân

Tác nhân gây hại do nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides hoặc cả 2 gây ra.

c/ Sự lan truyền bệnh

Bệnh thường phát sinh khi cây bắt đầu có hoa, càng về cuối càng nhiều. Các lá phía dưới bị trước, sau lan lên các lá phía trên. Nếu bệnh phát sinh muộn tác hại không đáng kể. Đất thiếu can xi và magiê cây thường bị bệnh nặng.

d/ Điều kiện phát sinh

Phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hay khô hạn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

e/ Biện pháp phòng tránh

Tạo tán, tỉa cành: cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.
Vệ sinh vườn cây: cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc .
Chăm bón đầy đủ: Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.
Dùng thuốc: Khi bệnh phát sinh. Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả. Trong đó có các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel… các thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole… Thuốc trừ bệnh cây Carmanthai 80wp hỗn hợp 2 hoạt chất mancozel và cacbendazim.
Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, đồng thời kết hợp các biện pháp khác.

4/ Bệnh vàng lá gân xanh (Greening)

a/ Triệu chứng

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.

b/ Nguyên nhân

Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm vector lan truyền bệnh, ngoài ra còn lây lan qua mắt ghép. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng.

c/ Sự lan truyền bệnh

Bệnh vàng lá gân xanh ở cam, quýt, bưởi đầu tiên xâm nhập vào cây thông qua một côn trùng nhỏ bé: rầy chổng cánh, loài này hút nhựa từ lá cây và để lại vi khuẩn lây lan cho cây. Vi khuẩn này di chuyển nhanh chóng đến rễ, tại đó chúng sinh sản, phá hủy hệ thống rễ và lây lan sang phần còn lại của tán cây ký chủ. Bệnh này làm cây bị thiếu chất dinh dưỡng, để lại những quả xanh và xấu xí, không phù hợp để bán ra dưới dạng trái cây tươi hoặc nước ép trái cây. Phần lớn các cây bị nhiễm bệnh đều chết trong vòng vài năm.

d/ Điều kiện phát sinh gây bệnh

Bệnh lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép. Thời tiết nóng ẩm là điều kiện để bệnh phát triển.

e/ Biện pháp phòng tránh

Phòng trừ trung gian truyền bệnh (Rầy chổng cánh) bằng thuốc hóa học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%, Bassa, confidor… phun 500-600 lít nước thuốc đã pha/ha. Phun định kỳ bảo vệ các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng. Trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy chổng cánh. Nuôi thả kiến vàng oecophylla smaragdina trên vườn hạn chế rầy chổng cánh .
Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh nặng đem đốt, lưu ý các dụng cụ chăm sóc khi đem dùng cho cây khác phải được khử trùng bằng cồn cao độ.
Đối với những cây có biểu hiện bệnh thì tiêm thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn Liberobacter asiaticum (gây bệnh Greening trên cây có múi) như sử dụng kháng sinh Tetracyclin, để tiêm áp lực vào thân (đường kính thân cách mặt đất 20-25 cm tối thiểu phải trên 10 cm) .
Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh của cây. Sau khi thu hoạch bón phân vi lượng Sitto-V Siêu Kẽm với lượng 15 - 20 kg/ha và Sitto-V CAMIX với lượng 30-45 kg/ha. Kết hợp phun phân bón lá NANO-S giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe; giúp cây chống chịu sâu bệnh. Pha 500 ml NANO-S với 400-500 lít nước phun cho 1 ha. Định kỳ 20-25 ngày phun 1 lần trong thời gian nuôi trái đến trước khi thu hoạch 20 ngày.

5/ Bệnh đốm đen

a/ Triệu chứng

Quan sát trên trái và lá có những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, xuất hiện trên vỏ của trái còn non, sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn nhau tạo thành mảng lớn.

b/ Nguyên nhân

Bệnh này do nấm Diaporthe citri gây ra.

c/ Sự lan truyền bệnh

Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, xuất hiện trên vỏ của trái còn non, sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn nhau tạo thành mảng lớn. Từ các vết bệnh này sẽ xuất hiện các u nổi lên và chảy ra các giọt dịch màu vàng nâu, sau đó thành màu nâu dính trên vỏ trái. Nếu nặng có thể làm cho vỏ trái bị chai sượng, cùi vỏ bị nứt, có màu tím đậm lỗ chỗ, vỏ trái chuyển dần sang màu vàng úa và bị rụng sớm, hoặc bị chín ép. Nếu bệnh gây hại khi trái đã già thì vỏ trái trở nên cứng, ruột trái bị khô xốp, chất lượng giảm, có khi không ăn được .
Tương tự trên lá cũng có những chấm nhỏ hình tròn kích thước khoảng 1mm trên mặt của lá non, sau đó phát triển dần và chuyển thành màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám. Trường hợp bị nhiễm nặng nhiều vết liên kết lại với nhau thành những mảng lớn làm cho chố bị bệnh chết khô, nếu nặng lá có thể bị rụng sớm khiến cây xơ xác, còi cọc, cho năng suất và phẩm chất trái kém .
Nguồn bệnh tồn tại trên những bộ phận của cây bị bệnh, sản sinh rất nhiều bào tử ở đây rồi phát tán ra xung quanh bám dính lên những cây khác, gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết nóng ẩm) bào tử sẽ nầy mầm xâm nhập vào những bộ phận non của cây để gây hại.

Bệnh đốm đen

d/ Điều kiện phát sinh

Bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chính vì thế thường thấy bệnh gây hại nhiều trong mùa mưa.

e/ Biện pháp phòng tránh

Lên luống cao hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước trên mặt luống… để vườn cam, bưởi không bị đọng nước trong mùa mưa, gây ẩm ướt cho vườn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển .
Không nên trồng quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những nhánh, lá không cần thiết để tạo cho vườn luôn thông thoáng, khô ráo .
Phải trồng bằng cây giống sạch bệnh để không có nguồn bệnh ban đầu lây lan cho vườn cam sau này .
Thường xuyên kiểm tra vườn cam để kịp thời phát hiện và thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn đem chôn hoặc tiêu huỷ để giảm bớt nguồn bệnh trong vườn.
Vào mùa mưa không nên tủ cỏ rác, rơm rạ,… xung quanh gốc cam, bưởi để xung quanh gốc cam, bưởi luôn khô ráo, thông thoáng
Khi cây đã bị bệnh nên giảm phân đạm, tăng cường thêm phân kali và phân lân. Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh, khi thấy bệnh chớm có thể sử dụng một trong những loại thuốc như Bemyl 50WP; Viben 50BHN; Benzeb 70WP; COC 85WP, Zincopper 50WP; Copper- Zinc 85WP; Benlate 50WP; Tilsuer 300ND… để phun xịt.

6/ Bênh tàn lụi (Tristeza)

a/ Triệu chứng

Triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây có múi rất đa dạng, tùy thuộc vào cây ký chủ, giống, dòng virus nhiễm mà có biểu hiện khác nhau, một số triệu chứng đặc trưng như:
Dòng độc nhẹ không gây ảnh hưởng mấy đến năng suất, chỉ làm gân trong, hoặc lõm thân nhẹ trên thân .
Dòng gây vàng, lùn, lõm thân và chết nhanh trên cam .
Dòng gây vàng đáy trái trên quýt thì cây vẫn sinh trưởng và xanh tốt, tuy nhiên khi trái đạt kích thước cỡ trái bóng bàn thì trái bị vàng từ phần đít trái vàng lên cuống trái làm trái rụng hàng loạt (có trường hợp rụng đến 50% số trái trên cây), làm thất thu nặng cho nhà vườn.

b/ Nguyên nhân

Bệnh Tristeza (bệnh tàn lụi) do loài virus thuộc nhóm Closterovirus. Trung gian truyền bệnh là các loại rầy mềm như rầy mềm xanh (Aphis spiraecola Patch), rầy mềm nâu Toxoptera aurantii Boyer, rầy mềm Myzus persicae …Virus không truyền qua vết thương cơ giới (cắt, tỉa) nhưng truyền qua việc nhân giống vô tính như chiết, ghép.

c/ Sự lan truyền bệnh

Bệnh lây qua mắt tháp, hoặc do các loài rệp chích hút như rệp cam nâu hay rệp cam đen hoặc rệp bông. Rầy mềm xám có thể chích hút cây bệnh từ 5-10 phút nhưng có khả năng truyền bệnh trong 24 giờ .
Bệnh không truyền qua hạt giống.

d/ Điều kiện phát sinh

Bệnh thường nhiễm vào mùa nắng nhưng sang mùa mưa bệnh mới thể hiện triệu chứng nặng.

e/ Biện pháp phòng tránh

Phun thuốc phòng trừ trung gian truyền bệnh như rầy rệp bằng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil, Buprofezin, Abamectin, Imidacloprid… Thường xuyên phun đồng kẽm ohana 7 -10 ngày/lần giúp sát khuẩn và bổ sung kẽm làm lá xanh dày giảm khả năng bị tổn thương, không bị nấm khuẩn tấn công, bổ sung phụ gia có tác dụng xua đuổi côn trùng, ngăn chặn rầy mềm tấn công truyền bệnh cho cây.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×