Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.984
3
0
Bảo Yến
01/10/2022 20:53:29
+5đ tặng

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. "Nhận lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Hiền Văn
01/10/2022 20:54:08
+4đ tặng
chào cô và các bạn! Sau đây em xin phép đại diện cho nhóm ba lên thuyết trình trước lớp về vấn đề: "Nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác".

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm, vậy các bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ dũng cảm đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã hơn một lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng giống như các bạn, đã từng trở nên nhu nhược như thế. Trong cuộc sống, không ít người vẫn đang tự biến mình thành người giống vậy. Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm của mình là "Tại vì...", tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự dối trá và thiếu lòng tự trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng như mọi người lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề mà mình gặp phải. Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và chuyển nó sang người khác để không phải gánh vác, xử lý hậu quả vấn đề. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự nhận thức yếu kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự ru ngủ để bảo vệ cho cái "tôi" mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm cho mọi chuyện; không giữ được vị thế trong mắt mọi người; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc lỗi cư xử chưa phù hợp. Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình.

Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc đổ lỗi cho người khác để tự sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa!

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×