Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những dấu tích của quá trình tiến hóa từ vượn người thành người ở Đông Nam Á

những dấu tích của quá trình tiến hóa từ vượn người thành người ở Đông Nam Á.
- Địa điểm
-Dấu tích 
+ Răng hóa thạch
+ công cục lát bằng đá
+ Sọ người
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
524
1
1
Kim Mai
02/10/2022 10:01:04
+5đ tặng
  • Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt, hoá thạch phát hiện trên đảo Gia-va - In-đô-nê-xi-a có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di côt, mảnh di cốt và những công cụ đá của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a. Chiếc sọ Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại khoảng 4 vạn năm.
  • Ở Việt Nam di chỉ đồ đá được tìm thấy ở Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Sơn Vi (Phú Thọ),  An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), di cốt hóa thạch được tìm thấy ở Lạng Sơn.

Những di cốt đó chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Traang Linh
02/10/2022 10:02:36
+4đ tặng

Những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á:

Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ phát hiện mẩu xương hóa thạch của người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước đặt tên là "Người Gia-va".

Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy:

  • Di cốt hóa thạch ở Pôn-a-ung (Mi-an-ma); Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a),...
  • Di chỉ đồ đá ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang-spi-an (Cam-pu-chia); Kô-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a)...

    - Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam là:

  • Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước).
  • Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước)
  • Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước)
  • Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×