Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì khi bưng chén cơm ăn hằng ngày?

...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Câu 1 : Từ đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì khi bưng chén cơm ăn hàng ngày?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.340
10
3
Kozuki Hiyori
03/10/2022 19:00:06
+5đ tặng
 Khẳng định "hạt gạo làng ta" có giá trị rất lớn, phải mất rất nhiều mồ hôi nước mắt của người nông dân để có được hạt gạo

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
4
_ttt_
03/10/2022 19:01:27
+4đ tặng
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
5
5
Bảo Yến
03/10/2022 19:01:38
+3đ tặng

Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hằng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở...

Những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Côm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam thì sẽ khó mà quên được.

 

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh nãm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "Giọt mồ hôi sa".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sông của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền vãn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Hạt gạo làng ta........Mẹ em xuống cấy....", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thâm thía.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×