Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng nhà nước.
Pháp luật có những đặc trưng cơ bản bao gồm:
– Pháp luật có tính quyền lực nhà nước.
– Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
– Pháp luật có tính hệ thống.
– Pháp luật có tính xác định về hình thức.
Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù hợp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội. Nhà nước sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp luật, nhà nước chỉ có vai trò như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho pháp luật “hiện diện” trong đời sống với những hình thức xác định.
Vai trò của pháp luật là cụm từ dùng để chỉ sự tác động tích cực của pháp luật đối với các sự vật, hiện tượng khác, đặc biệt là Nhà nước và xã hội.
Tính bắt buộc của pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.
Tính cưỡng chế của pháp luật
Cưỡng chế là một tính chất cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |