Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn vần… là xương thịt của tác phẩm thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề.
Tính thông nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản vối những câu hỗn độn, nó thể hiện trên hai bình diện:
– Về nội dung: văn bản cần phải xác định đề tài (đối tượng phản ánh), có chủ định của người tạo lập (bày tỏ ý kiến, quan niệm, cảm xúc… nhằm tác động đến nhận thức, hành động và tình cảm của người đọc).
– Về cấu trúc hình thức: tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện qua nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thưòng lặp đi lặp lại.
Ví dụ: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiêt đều mang tính liên kết chặt chẽ:
+ Thành và Thuỷ đau khổ khóc suốt đêm.
+ Sáng sớm, Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình thì em gái theo ra.
+ Hai anh em chia đồ chơi.
+ Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B.
+ Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê… Thành nhìn theo bóng em gái rồi khóc.
Như vậy, những con búp bê ngây thơ, ngộ nghĩnh không biết nỗi buồn phải chia tay. Chính cuộc chia tay của bố mẹ đã dẫn đến cuộc chia tay của con cái, của bạn bè và dẫn đến cuộc chia tay của búp bê.
Trong thực tế, Thành và Thuỷ đã không để cho búp bê phải chia tay. Điều đó nói lên nguyện vọng mãi mãi ở bên nhau của các em. Đó là điều khiến cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ.
Gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các em nhỏ. Hãy giữ gìn hạnh phúc gia đình, đừng bao giờ để gia đình tan võ, khiến cho người lốn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ ngây thơ, hiền lành, vô tội.
Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là:
+ Sự đau khổ của các em nhỏ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau).
+ Tình thương yêu của anh em, của bạn bè.
Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lòi câu hỏi:
a) Để có thể biết được văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên, căn cứ vào:
– Nhan đề: “Tôi đi học”.
– Các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên trong đời, như:
+ Hăng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mđn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
b) Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
– Các từ ngừ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đòi:
+ Hằng năm…, lòng tôi lại náo nức…
+ Tôi quên thế nào được…
+ Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ… lòng tôi, lại tưng bừng rộn rã.
– Các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn vào lớp là:
+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần/ lần này tự nhiên thấy lạ.
+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
+ Tôi không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa.
+ Trong chiếc áo vải dù đen, dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
+ Trước đó mấy hôm… tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ… Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác… trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
+ Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
+ Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi… cảm thấy minh chơ vơ…
c) Từ việc phân tích trên, có thể hiểu.
– Tính thông nhất về chủ đề của văn bản là sự thế hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời, hay lạc sang chủ đề khác.
– Để đảm bảo tính thông nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, các câu trong văn bản đều thể hiện chủ đề.