Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ anh có giọng điệu tâm tình mượt mà trong trẻo đầy cảm xúc.Bài thơ bếp lửa là món quà thơm thảo đầy ắp lòng biết ơn sâu nặng dâng tặng người bà kính yêu khi anh đang là sinh viên đại học ở nước ngoài.Bài thơ ca ngợi đức hi sinh sự tần tảo và tấm lòng yêu thương của người bà cũng là nỗ nhớ bà da diết của người con xa tổ quốc.
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hiện diện cùng hình ảnh người bà là hình ảnh cái bếp lửa ấm áp thân thương . Từ kỉ niệm người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà.Cuối cùng cháu gửi niềm nhớ mong về với bà.Thật xúc động biết bao,từ nước Nga xa xôi với cuộc sống đầy đủ tiện nghi hiện đại,với bếp ga bếp điện…Bằng Việt đã vượt không gian thời gian trỏ về với với những kỉ niệm tuổi thơ của chiến tranh đói nghèo , loạn lạc . Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trung tâm của bài thơ gắn với bao cực nhọc , vất vả của cuộc đời bà .
Nếu như hai khổ thơ đầu là dòng hồi tưởng về bào và tình bà cháu thì đến khổ thơ thứ ba là những hoài niệm “8 năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”.thật hồn nhiên và trong sáng khi nhà thơ mượn âm thanh của tiếng chim tu hú thứ âm thanh quen thuộc của làng quên để tâm tình chia sẻ:
“Tám năm dòng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu , bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
Bếp lửa hiên diện như tình bà ấm áp , như chỗ dựa tinh thần , như sự cưu mang đùm bọc đấy chi chút của bà .Bên bếp lửa bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Từ bếp lửa quê hương,bếp lửa của tình bà cháu lại đánh thức trong tâm tưởng một kỉ niệm của tuổi thơ:’tiếng chim tu hú-những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và tình cảm sâu sắc quanh cái bếp lửa thân thương.Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộc của động quê.Mới độ vào hè nghe thật thân thương tha thiết ăn sâu vào kỉ niệm trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ cháu tha thiết nhớ tiếng chim tu hú ‘’kêu trên những cánh đồng xa’’. Tiếng chim râm ran,cứ khắc khoải kêu hoài kêu mãi như giục dã một điều gì da giết lắm khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong ‘’tiếng tu hú sao mà da giết thế’’.Tiếng chim ấy còn gợi bao nhớ thương của cảnh bà cháu côi cút bên nhau.Tuy sống xa cha mẹ nhưng bằng việt có một hạnh phúc lớn lao là tuổi thơ được sống trong tình yêu thương đùm bọc chở che ấm áp của bà.Các từ ngữ ‘’bà bảo’’;’’bà dạy’’;bà chăm;đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đơn hậu,tình thương bao la,sự chăm chút của bà đối với cháu.Chữ bà và chữ cháu được lại lại bốn lần gợi tình bà cháu quấn quít yêu thương.Vì thế cháu mới cảm nhận được một cách thiết tha nồng hậu.
‘’Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc’’
Bà hiện lên như một hậu phương vững chắc để cho cha mẹ có thể yên tâm công tác.Từ hoài niệm ấy mà tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên một niềm mong mỏi da diết.
“ tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Câu thơ mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Tiếng chim tu hú giờ đây trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ để gợi nhớ, gợi thương. Cháu thương bà vất vả lo toan nhưng biết ngơ cùng ai chỉ có thể tâm tình với chim tu hú mà thôi. Ở đó lung linh hình ảnh người bà và hình ảnh quê hương.
Kỉ niệm tiếp theo là kỉ niệm những năm tháng kháng chiến chống Pháp giặc giã tàn phá xóm làng:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Tuổi thơ của cháu gắn liền với cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp, bố mẹ bận tham gia kháng chiến cháu sống trong sự nuôi dưỡng dạy dỗ của bà. Giặc giã đốt phá làng, căn bà tranh của hai bà cháu cháy tàn, cháy rụi vậy mà bà vẫn vững tâm dặn cháu” Có viết thư chớ kể này kể nọ / Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Có lẽ cho đến bây giờ cháu mới thấu hiểu trong lời dặn của bà chất chứa bao tình yêu thương, sự hi sinh cao cả. Bà yêu thương con cháu, bà cũng yêu đất nước vì thế bà gánh vác việc nhà để các con yên tâm công tác không phải bận tâm lo lắng ở hậu phương.
Hình ảnh bếp lửa được lặp lai 10 lần tạo ra giá trị ý nghĩa độc đáo.Hiện lên cùng bếp lửa hồng ấy là hình ảnh người bà chập chờn(.)sương sớm.Bếp lửa và bà chính là nguồn sáng tâm hồn nuôi dưỡng tình yêu thương cho cháu.Hình tượng bếp lửa,ngọn lủa có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.Đó là ngọn lửa niềm tin,ngọn lửa của tình yêu,ngọn lửa của tâm hồn dân tộc đã khơi dây lên (.) tâm hồn trẻ thơ,những cảm xúc suy nghĩ dung dị mà sâu sắc.Hình ảnh bếp lửa đã nâng cảm xúc của nhà thơ bay bổng dạt dào hướng về gia đình,nguồn cội quê hương da diết.Ngôn ngữ thơ dào dạt lan toản như lựa ấm,mỗi chữ cứ hồng lên nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương ân nghĩa.
”Bếp lửa” là bài thơ giàu hình ảnh độc đáo có sự kết hợp nhiều nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả tự sự bình luận.ở đó ta bắt gặp hình ảnh người bà tần tảo giàu đức hi sinh hết lòng thương con cháu . ta cũng cảm nhận được tấm lòng biết ơn , nỗi nhớ nhung của nhà thơ dành cho người bà yêu quý của mình . Bởi vậy mà tình bà cháu trong bài thơ trở nên cao đẹp mà cũng rất nên thơ
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |