Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn
văn : Phép thế.
– “Bản nhạc đó” – thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/
“Bản nhạc Ballad”.
– “Tất cả” – thế cho “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ
hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh ”
Câu 2 * Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm
trạng cả…” :
Ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia
tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi
buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái
trường…
* Tác dụng : Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói
ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Tạo
hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe.
Câu 3 * Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sửdụng :
– Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe
mắt, đứa bịn rịn lặng thinh”
+ “…Trở về những năm tháng tuổi thơ,
bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì
thân thương nhất…”
– Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học
trò du dương…”
– So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một
bản nhạc Ballad…”
* Tác dụng :
– Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm
nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học
trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của
một thời tuổi thơ.
– Làm bật nên khao khát bình dị đó là được
quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của Đăng
Tâm.
– Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái
trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng
khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”.