LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài văn nghị luận về nữ thần lúa

Bài văn nghị luận về nữ thần lúa
1 trả lời
Hỏi chi tiết
11.235
30
20
Minh Thu
16/10/2022 14:41:11
+5đ tặng
Nữ thần là một hệ thống nhân vật độc đáo trong thần thoại, nữ thần ^ có nhiều địa vị và thân phận khác nhau. Ngày Iiay, khi tiếp cận một số thần thoại về nữ thần, chúng ta thường thấy nữ thần xuất hiện với thân phận là vợ, con gái hoặc thuộc hạ của nam thần. Song đầy không hoàn toàn là diện mạo nguyên thủy của thần thoại về nữ thần.Trong những câu chuyện thần thoại cổ xưa nhất của thế giới, song song bên cạnh các nam thần là những vị nữ thần đảm nhiệm các chức vụ khác nhau như: Sinh ra con người (thần Nữ Oa, Tây Vương Mầu - thần thoại Trung Hoa); Bảo hộ hôn nhân và sinh đẻ (nữ thần Hera - thần thoại Hy Lạp, nữ thần Frigg - thần thoại Bắc Âu); Nữ thần tình yêu và sắc đẹp (nữ thần Aphrodite - thần thoại Hy Lạp, nữ thần Freyja - thần thoại Bắc Âu); nữ thần chiến tranh (nữ thần Athena - thần thoại Hy Lạp)... Chính đông đảo các vị nữ thần này đã cùng với nam thần tạo nên một thế giới thần thoại hoàn chỉnh. Hình ảnh các nữ thần thường xuất hiện bên cạnh những nam thần nhằm tôn vinh tầm quan trọng của người phụ nữ trong xã hội cổ xưa và làm phong phú thêm cho các câu chuyện thần thoại. Xét từ diện mạo nguyên thủy đến những diễn biến của thần thoại nữ thần, chúng ta sẽ thấy sự phản ánh tiến trình văn minh lịch sử của nhân loại. Bởi xã hội loài người đã trải qua quá trình diễn tiến từ xã hội mẫu hệ sang xã hội phụ hệ, thần thoại cũng trải qua quá trình từ kiểu thần thoại nữ thần sang kiểu thần thoại nam thần. Vì vậy, nghiên cứu thần thoại về nữ thần - một bộ phận đặc Văn hóa thờ Nữ thần biệt trong thần thoại là một công việc cần thiết và có ý nghĩa khi nghiên cứu về thần thoại nói chung. Tham luận trên cơ sở khảo sát 3 hệ thống thần thoại tiêu biểu về nữ thần của Việt Nam: Thần thoại về Nữ thần Lúa, thần thoại về Nữ thần Lửa, thần thoại về Nữ thần Nước, để từ đó hình dung về diện mạo của nữ thần trong thần thoại Việt Nam. Đồng thời cũng từ đó đi sâu tìm hiểu quá trình diễn biến của thần thoại nữ thần, sự chuyển hóa của vị trí trung tâm từ nữ thần sang nam thần, khuynh hướng thế tục hóa và ý thức tự ngã ở những vị nữ thần này.

Nếu như ừong thần thoại Hy Lạp có thần Demeter (hay Ceres trong thần thoại La Mã) là Nữ thần Nông nghiệp, hiện thân của sự tnàu mỡ, thì trong thần thoại của Việt Nam - vị thần Lúa, vị thần cùa nền văn minh nông nghiệp lúa nước cũng là một vị Nữ thần. Thần thoại về cây lúa và Nữ thần Lúa có ở hầu hết các dân tộc Việt Nam, thần có tên gọi Nữ thần Tiên Tiên Mái Lúa (Mường), Mẹ Lúa (Khơ Mú) hay Nữ thần Jang Xri (Xơ Đăng)... Thần thoại các dân tộc coi sứ mệnh tạo trồng, sản sinh giống lúa thuộc về Nữ thần Lúa và những người phụ nữ. Thần thoại về lúa và Nữ thần Lúa có sự biến đổi khi (thần thoại Kinh, Tày, H'mông, Cao Lan) coi sứ mệnh bảo vệ, chăm lo nghề nông, nghề trồng lúa nước thuộc về vị Nam thần là Thần Nông. Chúng ta có thể thấy những thần thoại về lúa, phàn ánh tính chất chung của các yếu tố văn hoá, xã hội, tinh thần của cư dân nông nghiệp Việt Nam trên con đường dài phát hiện, tìm tòi và thuần hóa cây lúa, làm cho nó trở thành nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Đồng thời chúng ta cũng có thể thấy những thần thoại về lúa có những biến đổi qua tiến ứình lịch sử, vì vậy vị thần liên quan tới nguồn gốc, sự sản sinh ra cây lúa đỏ là vị Nữ thần Lúa cũng có những biến đổi liên quan, một quá trình biến đổi không đon tuyến mà đa tuyến. Các câu chuyện thần thoại cồ xưa về cây lúa của hầu hết các dân tộc Việt Nam đều kể rằng khi đó việc đi lại giữa trời và đất còn dễ dàng, con người đã phải lên trời xin giống lúa, giống ngô. Và ở hầu hết các câu chuyện, người cho giống lúa giống ngô không phải ai khác mà chính là do Nữ thần Lúa hoặc dưới dạng một vị thần linh hoặc dưới dạng những người phụ nữ, bà già, hay cô gái trẻ.

Truyện Mẹ Lúa, Mẹ Ngô cùa người Pu Péo, truyện Sự tích cây lúa của người Xơ Đăng và người Chu Ru đều kể “ Trên trời có bà Ngọc Huyệt giả làm bà lão ăn xin, xuống mặt đất thấy người đói khổ đã cho hai anh em ăn thử com gạo, thấy ngon” và “Nữ thần Lúa từ trên trời thấy con người vất vả kiếm ăn nên đã giả dạng thành người phụ nữ đem đến cho con người một thứ hạt vàng óng”. Hoặc “Bà lão (Nữ thần Lúa) cho giống lúa và bắp, bày cách trỉa lồ, gieo trồng. Lúa, bắp sinh sôi ngày càng nhiều,...”. Hoặc theo người Khơ Mú thì “Xưa người chỉ biết bẫy thú để kiếm sống. Có một cái hang trong đó bay ra những hạt màu vàng, ăn thử thấy ngon, nhưng người không sao vào hang lấy được...Có con vắt xin được ăn máu người con gái trẻ, hứa sẽ vào hang mang những hạt màu vàng về cho người. Cô gái nhận lời, nhờ đó dân làng có được hạt giống đem gieo trồng để làm lương thực. Khi lúa chín, chim hay chuột ra ruộng hoặc ra nương ăn trước, chó được ăn cơm, vắt được hút máu người, còn dân làng lấy tên cô gái đặt cho hạt vàng ấy gọi là Lúa”. Người Mường trong sử thi Đẻ đất đẻ nước kể có Bà Rấp Bà Rú đi đào củ mài gặp chuột ỉông đỏ, chuột mách bà về nói với Lang Cun cần cử Nàng Dặt Cái Dành lên trời xin lúa. Nữ thần Tiên Tiên Mái Lúa cho nàng đem về trần 40 giống lúa ruộng, 30 giống lúa nương. Từ khi trần gian có lúa, người Mường nhớ ơn hàng năm đến mùa cơm mới lại làm lễ cúng Nàng Dặt Cái Dành và Nữ thần Tiên Tiên Mái Lúa. Nhớ ơn, con người gọi Mẹ Lúa Mẹ Ngô, hay khi lúa chín người ra nương rẫy làm lễ ẹúng các vị thần đã cho lúa, cho ngô và lập đền thờ Nữ thần Lúa theo lời mách bảo cùa con trăn. Ở truyện của các dân tộc Tây Nguyên, lúa cũng được coi là một vị Nữ thần, là hiện thân của mối quan hệ giữa con người với thần trời, có hình dạng một bà già tốt bụng đã cho con người giống lúa... Trong truyện Đẻ đất đẻ người của người Mạ kể rằng vị thần tối cao N'Đu của người Mạ thấy loài người nghèo khổ, phải vào rừng đào củ hái quả kiếm ăn bèn sai Nữ thần Lúa hiện hình thành hai con chim Phí, chim Tek. Chim theo thần bay đi lấy lúa trời rồi đậu trên cành đa (Jri), trên dây leo (klác) nhả hạt, người Mạ đem hạt gieo xuống đất và từ đó có lúa ăn. Truyện của người Chu Ru còn kể vì con người bắn nhầm phải con gái thần Lúa dưới dạng một con chim nên bà ta đã nổi giận làm trời sập đè chết mọi người, còn sót hai đứa trẻ, Nữ thần lại dạy chúng cách làm vợ chồng, cách trồng lúa, săn thú. Trong các câu chuyện trên, hạt lúa luôn được nhắc tới với đặc tính ban đầu “Hạt lúa ban đầu rất to, to như quả bí xanh hoặc to như quả bầu (Thái).

Con người không cần gieo gặt mà cứ mùa xuân đến “Các hạt lúa tự mọc lên xanh, cuối vụ lại tự động lăn về nhà, người ta chì việc dọn sạch nhà để đón lúa mà thôi” (Cao Lan) và “Lúa gặt xong lại trổ lại và chín tiếp, không sao gặt hết” (Kinh). Hay “Ngày xưa khi lúa, ngô, cây cỏ bị loài người phạt đến đâu, nó liền mọc đến đó. Mọi người chỉ cần làm một đám ruộng bé tẹo, chỉ to bằng “cái dạng háng chân chim” là gặt mãi không hết” (Tày). Tương tự, truyện của người Mạ cũng kể “Hạt giống lúa, bắp, cà, ớt, chi cần nấu bảy hạt là tự nhiên nồi cơm sẽ đầy lên” và.“Lúa là những chiếc lá dài, to bằng bàn tay mọc khắp nơi. Chỉ cần hái bỏ vào nồi nấu là có cơm ăn”. Song cũng chính những người phụ nữ đã là người làm thay đổi đặc tính của Lúa. Truyện của người Cao Lan, người Kinh, người Thái, người Tày, người Khơ Me đều nói về hành động bất cẩn của người phụ nữ khiến cho đặc tính ban đầu của lúa bị thay đổi. Một người đàn bà lười biếng để nhà cửa bẩn thiu hay mải gội đầu chải tóc, khi lúa chín kéo nhau về bà ta dùng gậy, dùng chổi đập, vụt vào lúa khiến nó vỡ tan thành những hạt nhỏ, miệng luôn chửi rủa rằng: “Bao giờ có vòi tre, lưỡi sắt cắt cổ hãy về!” và cấm chúng không được tự ý bò về nhà” (Cao Lan). Hay “Hạt gạo to như quả bí đỏ, ngày ngày từ trên nương rẫy bò về nhà theo ý muốn của con người. Hôm ấy, nghe tiếng người đàn bà góa gọi, lúa bảo nhau bò về đầy bịch, nằm ở góc nhà, rồi chất đầy nhà. Vì có một mình nên mỗi bữa bà phải vất vả đập cho hạt gạo vỡ ra từng hạt nhỏ để nấu ăn. Bực mình vì gạo nằm la liệt trong nhà, đi lại vướng víu, bà góa đập vụn hạt gạo và nói từ nay hạt gạo phải nhỏ đi và không được ý bò về” (Thái). Truyện của người Khơ Me kể có cô gái đang đứng bên bồ lúa tâm sự với bạn ừai thì lúa tự ý kéo nhau về gây ồn ào làm cô không nghe được tiếng nói của bạn tình, bực mình cô gái đập mạnh vào bồ khiến hồn lúa (là nàng Pờrô Lungsờrâu vốn tính nhút nhát giật mình sợ hãi bay đi trốn vào một khe đá hẹp tận ngoài biển sâu. Người không có lúa ăn phải nhờ cá thác lác đi tìm lúa. Hay có cô bé mồ côi (Kinh) hay thằng bé mồ côi (Tày) không gặt hết được lúa, vì cứ gặt hết lúa lại mọc và chín tiếp ờ đằng sau, nó mệt khóc, xin tiên ông (hay các nàng tiên) bày cách lấy giấy bản (hay lấy dáy tai) nút vào đầu cọng lúa, không cho lúa mọc lại và chín tiếp nữa.Truyện của người Mảng, người Thái kể có bầy chó chặn đường đi của lúa, hay hai chị em lười nhác không dọn nhà, hay người đàn bà bụng chửa đi đứng nặng nề, để lúa về bị lũ gà mổ làm cho lúa sợ... Tất cả những nguyên cớ nói trên, dẫn đến hậu quả là ngày nay hạt lúa trở nên bé nhỏ, lúa không tự mọc và lăn về nhà nữa, lúa chín người phải đi gặt lúa. Loài người không chỉ gieo hạt một lần được gặt ăn đời đời như trước mà phải cấy cày hàng vụ hàng năm. Là những sáng tạo tài tình của con người thời xưa về lúa, các câu chuyện trên ẩn chứa sâu xa nhiều ý nghĩa về sự phản ánh bước đường con người tiếp cận cây lúa, từ việc tìm ra giống lúa, thuần hóa cây lúa và các con vật, chuyển đổi từ hái luợm sang trồng trọt, chăm sóc cây lúa, đến việc thu hoạch lúa và vai trò người phụ nữ. Trong ký ức xa xưa của nhiều dân tộc, họ tin rằng giống lúa (giống ngô) là do những vị Nữ thần ở trên trời ban phát cho con người. Ký ức này có ở nhiều dân tộc như trong truyện của người Pu Péo, Mường, Xơ Đăng và Chu Ru...

Như vậy, lúa gạo có nguồn gốc thật thiêng liêng. Câu chuyện mang tới ý nghĩa biểu tượng sâu xa, chuyển tải thông điệp của người xưa về một phát hiện có ý nghĩa to lớn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, đó là việc con người tìm ra cây lúa. Ở đây có sự gặp gỡ chung giữa phương Đông và phương Tây trong sự khẳng định giá trị của loài cây được coi là “nguyên sơ và thanh khiết” này: “Không những người ta đã biết truyền thuyết về quả bầu nguyên thủy ữong đó có cây lúa và cả các giống người nữa, mà cây lúa còn giống như thứ thức ăn trời cho, mọc lên và làm đầy các vựa thóc một cách tự nhiên. Tất cả các truyền thuyết Á Đông đều nói đến điều này. Việc trồng lúa công phu, khó nhọc là quan hệ giữa trời và đất bị cắt đứt... Người Nhật coi lúa gạo là biểu tượng cùa sự sung túc nhờ trời mà có...Ngay cả ở phương Tây, lúa gạo cũng là biểu tượng của hạnh phúc và khả năng sinh sản dồi dào”. Các câu chuyện đã cho thấy rằng việc tìm ra cây lúa không chi là một phát hiện vĩ đại của con người, mà nó còn tạo ra một bước chuyển biến mang ý nghĩa xã hội quan trọng. Đó là đưa con người từ nền kinh tế săn bắt hái lượm hoang dại khi “chi biết ăn rau rừng và quả dại” hay “ chỉ biết bẫy thú để kiếm sống”, chuyển sang giai đoạn đầu cùa kinh tế nông nghiệp trồng lúa. v ề hiện tượng này, nhà nghiên cứu Hoàng Bé trong bài “Những huyền thoại lúa nước và một số nét về kinh tế - xã hội truyền thống ở người Tày ”, với quan điểm dân tộc học và thông qua một số truyện kể về lúa của người Tày cũng đã có những nhận xét rất xác đáng như sau: “Các huyền thoại đã cho chúng ta ý niệm về một cuộc sống hoang dã của người xưa, về quá trình tìm biết đến cây lúa và nghề trồng lúa ngay từ thời nguyên thủy của loài người... Chính ở đây, trong khi tập thể những người đàn ông thường bận rộn với công việc săn bắn, thì những người đàn bà, trong công việc hái lượm của mình, đã phát hiện những đám lúa mọc hoang dại tự nhiên - nguồn lương thực sẵn có, thật như là “tự lăn về nhà” vậy”

Việc con người lấy tên cô gái đặt tên cho hạt Lúa, hoặc đặt ra Tục cúng Nữ thần Lúa (Mường), Tục cúng hồn Lúa (Khơ Mú)... đã hàm chứa ý nghĩa một thông điệp của người xưa trong việc không quên ơn người có công tìm ra lúa, ban phát giống lúa đem gieo trồng để làm lương thực. Điều này nói tới sự đóng góp quan trọng của người phụ nữ trong giai đoạn đầu kiếm tìm giống lúa. Mặt khác đây cũng chính là những tình tiết phản ánh sự xuất hiện nền nông nghiệp trồng lúa và cũng là giai đoạn con người đang tiến vào một giai đoạn mới - từ kinh tế chiếm đoạt các sản phẩm có sẵn (chữ dùng cùa Ăng ghen) của thiên nhiên sang kinh tế sản xuất - để đảm bảo đời sống ổn định hơn. Một điều đáng lưu ý nữa là ờ việc Tại sao người phải gặt lúa mang về là hình ảnh người đàn bà, trong đó có hình ảnh người đàn bà góa (người đàn bà không chồng, người đàn bà ở một mình...). Hình ảnh người đàn bà góa này cũng từng xuất hiện trong những thần thoại chất phác thô sơ của người Thái kể về thuở khai sinh vũ trụ trời đất, nhiều sự việc đã được gán do chính bàn tay người đàn bà góa tạo nên. Có truyện kể ngày xưa trời đất còn ở gần nhau, người ta lên trài xuống đất một cách dễ dàng vì lúc đó ở hồ Uva (Mường Thanh) có dây leo mọc lên gọi là “chựa khâu cát”. Vì trời đất gần nhau nên con người ở mặt đất “giã gạo trời vướng chày, phơi thóc mây vướng cót, quay sợi trời vướng guồng”. Có người đàn bà góa, thấy người trần khổ cực quá, nên sinh bực tức, đem dao chặt “chựa khâu cát”, thế là từ đó trời lên cao, lên cao mãi... Một truyện khác lại kể có một bà góa giã gạo, vô ý để chày đụng phải trời, nên trời giật mình vụt lên cao. Chỗ chày đụng phải lên cao nhất, còn xung quanh thấp dần nên trời mới có hình thù như ngày nay... Hình ảnh người đàn bà góa cũng tiếp tục xuất hiện trong những ừang thần thoại kể về việc kiếm tìm lương thực, trong đó có củ mài và lúa. Củ mài xưa được người Thái hình dung giống như một loại quả sống ờ trên cao, một hôm có một bà góa vào rững lấy củ mài, bà không có cách nào để trèo lên lấy củ ờ trên cây cao được. Bực mình, bà ta đem dao chặt cây và còn lấy tay dúi sâu củ mài xuống đất, miệng nói “Từ rày trở đi chúng mày phải sống ở dưới đất này, nghe chưa...”. Từ đấy họ hàng nhà củ mài sợ hãi không dám ở trên cây nữa mà phải chui sâu xuổng đất, làm cho ngày nay người phải khó nhọc mới đào chúng lên được. Người đàn bà góa cũng hiện diện trong truyện kể về nguồn gốc của lúa ở người Thái và nhiều dân tộc khác như Kinh, Tày, H'mông, Cao Lan, Khơ Me... Người đàn bà góa đã vì sự bất cẩn của mình gây nên hậu quả làm cho hạt lúa xưa vốn to như quả bí đỏ, khi chín tự bò về nhà, thì nay trờ nên nhỏ bé và con người phải vất vả đi gặt lúa mang về. Bởi những nguyên nhân như bà lười biếng không dọn dẹp nhà cửa, mải gội đầu chải tóc, lấy chổi hay lấy gậy đánh đập lúa, v.v... Ngoài các bà góa, những người phụ nữ khác cũng góp phần làm cho lúa thay đổi đặc tính như người vợ lười, cô gái mải tâm sự với bạn tình, gõ đập bồ lúa làm hồn lúa hoảng sợ, hai chị em lười nhác không dọn nhà, hay người đàn bà bụng chửa đi đứng nặng nề... Có thể nói trong hầu hết các truyện kể về lúa, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện gần như xuyên suốt. Từ những người phụ nữ đầu tiên góp phần quan trọng vào việc cho giống lúa giống ngô, phát hiện và tìm ra cây lúa trong giai đoạn sơ khai, được tôn vinh là Nữ thần Lúa, cũng như họ đã tiếp tục góp phần vào công việc gieo trồng và chăm sóc lúa, đến những người đàn bà xua đuổi, đánh đập lúa... Ở đây có lẽ không phải là sự hạ thấp dần về địa vị vai trò của người phụ nữ, mà dường như chính là sự thay đổi về nhân tố con người, nhân tố lao động trong quá trình tìm ra cây lúa và thuần hóa giống lúa đã tạo nên hình ảnh những người phụ nữ đó. Thực tế cho thấy càng về sau, vai trò của người đàn ông trong quá trình sản xuất đã ngày càng được khẳng định, bởi khả năng lao động vượt trội, khả năng kỹ thuật và tổ chức sản xuất của họ. Hình ảnh người đàn bà “lười biếng” sau này, có thể giải thích theo nhận xét của nhà nghiên cứu Hoàng Bé thì “nếu như trước đây, vị trí kinh tế hái lượm đã đưa người đàn bà lên vị trí xã hội chủ đạo (mẫu hệ), thì nay kinh tế nông nghiệp dùng cày lại khẳng định vị trí xã hội thuộc về đàn ông (phụ hệ)”. Dau sao thì dấu ấn bàn tay của người phụ nữ tác động vào lúa đã in đậm trong mọi câu chuyện về lúa và trải qua hàng ngàn vạn năm vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Sự tôn vinh những người phụ nữ gắn với sự tôn vinh cây lúa đến nay còn thấy rõ ở một số dân tộc khi phụ nữ trong vai trò mẹ Lúa, như người Khơ Mú chẳng hạn, họ quan niệm hồn lúa là mẹ Lúa và thường hay nhập vào bà chủ gia đình trong lễ củng hồn lúa hàng năm trong mùa nương rẫy. Người Khơ Me gọi Nữ thần Lúa là Peirap và còn có các tên gọi khác như Nàng Đen (Neang Khman), Nàng Lép (Neang Sơn). Trên những bức tranh dân gian ở nhà người Khơ Me, thần Lúa thường được biểu hiện bằng hình phụ nữ cưỡi trên lưng cá, tay cầm nhánh lúa. Nữ thần Lúa giữ hồn Lúa. Theo người Khơ Me quan niệm thì Lúa có 19 hồn (Prahui Srâu). Trước khi gặt lúa, người ta phâi làm lễ gọi hồn lúa về, lễ gọi hồn lúa này gọi là lễ Xompralưng Srâu. Sau khi gặt lúa rồi, người ta phải đặt một vật nặng lên trên các bó lúa để hồn Lúa khỏi bay đi. Hay như ở người Xơ Đăng họ gọi vị thần của các loại lúa là Jang Xri, thần có hình dạng một bà già rách rưới, xấuxí nhưng tốt bụng, do nguyên hình của bà là con cóc bởi cóc cũng giống như hạt thóc có vỏ xù xì, nhưng bên trong lại là hạt gạo trắng muốt nuôi sống con người. Người phụ nữ này được người Xơ Đăng hết sức coi trọng. Thần có quan hệ thân thiết với thần sấm sét, vậy nên mỗi khi có hạn hán người Xơ Đăng hay lấy cóc ra, tức thần Lúa để cầu xin thần sấm sét cho mưa, V.V...

Ở các thiên thần thoại kể về nguồn gốc của lúa và nghề trồng lúa nước của một số dân tộc như Kinh, Tày, H'mông, Cao Lan... ngoài hình ảnh người phụ nữ gắn với cây lúa như trên còn phải kể tới hình ảnh vị nam thần dưới hình dạng một ông già được gọi là Thần Nông, với các truyện như Ông Thần Nông cùa người H ’mông (H'mông), Công việc bỏ dở của Thần Nông (Tày), Thần Lúa (Kinh). Thần Nông là một nhân vật thần linh, được trời sai xuống trần để dạy loài người ăn ở, khai phá đất đai cày bừa và gieo cấy giống lúa, vì vậy con người đời đời biết ơn và tôn thờ là vị thần của nông nghiệp. Từ khi con người chưa biết trồng trọt, cấy lúa, thần đã đem các hạt giống lúa và ngô đến giao cho con người. Thần làm mưa cho nhà nông cày cấy. Thần dạy cách gieo trồng, dạy cách cất giữ lương thực lên gác bếp, cách xay giã nấu ăn. Thần dạy cho người H'mông cách lấy sợi lanh dệt vải may quần áo mặc, cách lấy thuốc khi ốm đau, lại dạy cách làm nhà. Từ đó người H'mông biết tra lúa tra ngô, không phải lang thang đói rét. Người Tày kể Thần Nông đã cùng vợ tạo nên cánh đồng Thất Khê bao la bằng phẳng. Núi đồi vây lấy cánh đồng này, từng dãy nhấp nhô chạy từ phía Bắc xuống phía Nam là dấu tích công việc bỏ dở của Thần Nông. Người Cao Lan gọi Thần Nông là sằn Nông, vị thần đã gặp lúa trên đường đi săn thú và đem về gieo ừồng, do giận người vợ lười đánh đập lúa khi lúa chín bò về nhà, ông mang lúa lên sông Ngân Hà cày cấy. Vào tháng năm tháng sáu đêm nào người trần nhìn lên trời cũng thấy dòng sông sáng rực vỉ đó là mùa cày cấy của ông. Người Kinh cũng gọi thần Lúa là Thần Nông, là một vị thần rất khó tính, ai không biết chiều chuộng thì thần sẽ bỏ đi. Khi nào thần xuất hiện với vẻ mệt nhọc lam lũ và thần chịu khó trông nom mùa màng thì vụ đỏ sẽ được bội thu, khi thần ăn mặc chỉnh tề thì mùa màng sẽ thất bát, vì thần thờ ơ với công việc. Như vậy, trong thần điện của Lúa, theo quan niệm dân gian, sứ mệnh tạo trồng, sản sinh ra giống lúa thuộc về Nữ thần Lúa và những người phụ nữ, còn mang sứ mệnh bảo vệ, chăm lo nghề nông, nghề trồng lúa chính là vị Thần Nông, trong bóng dáng của người đàn ông. N ữ thần trong thần thoại Việt Nam

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư