Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
– Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
– Đoàn kết xóm giềng.
– Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
Bản thân em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa là :
+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.
+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi + Tránh xa các tệ nạn xã hội + Con cái chăm ngoan, học giỏi
+ Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no…
+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý nhất đối với tâm hồn của chúng ta. Tình cảm đó chúng ta cần phải nâng niu và gìn giữ. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu một sốtiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc bạn nên biết nhé!
1 Quan tâm lẫn nhau
Để tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta cần sự quan tâm lẫn nhau. Hiện nay, với cuộc sống bận rộn, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều khá khó khăn với nhiều gia đình. Cha mẹ thường dành thời gian quá nhiều cho công việc cá nhân mà không chú ý quan tâm, chăm sóc con cái. Điều đó khiến các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng ngay cả trong căn nhà của mình.
Vì thế, hãy sắp xếp dànhnhiều thời gian hơn để trò chuyện, tâm sự với nhau qua những bữa ăn tối hay một chuyến du lịch gia đình,…Mọi người có thể chia sẻ để thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
2 Hoàn thành tốt trách nhiệm với gia đình
Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Con cái đi học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ.
Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều hoàn thành tốt trách nhiệm của mình thì những thành viên còn lại mới có thể yên tâm để làm tốt công việc của họ. Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn.
Ngoài ra, mỗi thành viên cũng đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.
3 Tôn trọng và bình đẳng
Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây ra những tổn thương cho người khác. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn, điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ.
Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Suy nghĩ cho rằng cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con có thể dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn và tìm cách chống đối, tách biệt khỏi cha mẹ.
4 Đảm bảo nguồn tài chính
Để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tài chính đóng góp vai trò không nhỏ. Tài chính vững mạnh là tiêu chí giúp các thành viên trong gia đình có đủ điều kiện để học tập, phát triển toàn diện, thực hiện những ước mơ, dự định của mình.
Hãy tìm lên kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình, dạy con cái biết sử dụng tiền đúng cách, dành ra một khoản thu nhập gửi tiết kiệm để đề phòng những trường hợp khẩn cấp và suy sét cẩn thận trước khi chi tiêu bạn nhé!
5 Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đối diện khó khăn
Cuộc sống của bất kỳ ai cũng đều có điều vui sự buồn xen kẽ với nhau.Để gia đình hạnh phúc thì yếu tố quan tâm, chia sẻ là điều không thể thiếu.
Sự chia sẻ không nên chỉ dừng lại ở những lời nói suông mà hãy biến chúng thành những hành động thiết thực, chẳng hạn như nêu ra vấn đề khó khăn để cùng nhau giải quyết. Hoặc nếu như một thành viên đang khủng hoảng tâm lý, đối mặt với nhiều đau đớn khổ sở, các thành viên còn lại có thể tìm cách làm cho người kia khuây khỏa bớt bằng những cử chỉ quan tâm, những chuyến du lịch hoặc đơn giản là một lời động viên khích lệ.
Trên đây là thông tin về 5tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúcmà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin này có thể giúp bạn xây dựng mái ấm nhỏ của mình tốt hơn nhé!
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Trả lời Gợi ý Bài 9 trang 26 sgk GDCD 7
Gia đình cô Hòa là có nề nếp, một gia đình đầm ấm và hạnh phúc, mọi người trong gia đình yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình (cô Hòa giỏi việc nước, đảm việc nhà, hai vợ chồng cô ngoài giờ làm việc ở cơ quan còn chăm lo tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; bạn Tú ngoan ngoãn, chăm học chăm làm). Một gia đình gương mẫu đi đầu xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
– Cô Hòa: Vừa hoàn thành công tác ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo.
– Hai vợ chồng: tăng gia sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống.
– Bạn Tú: chăm học, giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, cắt cỏ cho bò.
– Mọi người luôn chia sẻ giúp đỡ nhau trong mọi công việc.
– Gia đình đầm ấm vui vẻ.
– Gia đình cô chú tích cực xây dựng nếp sống ở khu dân cư, vận động bà con làm vệ sinh môi trường, chống các tệ nạn xã hội.
– Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
– Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
– Đoàn kết xóm giềng.
– Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
– Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần:
+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.
+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi + Tránh xa các tệ nạn xã hội + Con cái chăm ngoan, học giỏi
+ Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no…
+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã:
– Các thành viên trong gia đình:
+ Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau;
+ Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình;
+ Biết kính trên nhường dưới;
+ Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư;
+ Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi.
– Bản thân em:
+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.
+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
+ Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.
+ Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
– Gia đình đông con ;
– Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi ;
– Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ?
– Gia đình đông con: nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được.
– Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: Đời sống vật chất có thể đầy đủ nhưng đời sống tinh thần không lành mạnh, con cái đua đòi ăn chơi, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình, danh dự gia đình bị tổn hại.
– Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: Đây là loại gia đình văn hóa. Có thể đời sống vật chất đầy đủ hay còn khó khăn, nhưng con cái của gia đình có trách nhiệm và bổn phận với gia đình, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo.
– Trước hết mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo.
– Nhường nhịn nhau.
– Trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt
(1) Việc nhà là việc của mẹ và con gái ;
(2) Trong gia đình nhất thiết phải có con trai ;
(3) Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình
(4) Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc ;
(5) Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình ;
(6) Trong giạ đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình ;
(7) Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
– Em đồng ý với ý kiến (5).
Bởi vì con cái là một thàrh viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đôi với gia đình.
– Em không đồng ý với các ý kiến (1), (2), (3), (4), (6), (7).
(1) và (2) là thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ;
(3) và (6): Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.
(4) Ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phức là chưa đúng. Bởi nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con.
– Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cha mẹ, nhất là người mẹ
– Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác (công việc) của cha mẹ.
– Nếu đông con và nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình có hạnh phúc.
(5) và (7): Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận tham gia bàn bạc công việc gia đình và góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.
Gia đình nào cũng có thể phòng ngừa hoả hoạn và phòng ngừa những đứa con hư hỏng nếu có biện pháp phòng ngừa tốt. Song biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng điều quyết định để trở thành những đứa con ngoan hay hư hỏng là từ bản thân, ý chí, nghị lực, ý thức, trách nhiệm và bổn phận của những đứa con.
– Gia đình có cha mẹ bất hoà ;
– Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) ;
– Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe…).
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vì thế những kiểu gia đình trên sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, đến sự bình yên của môi trường sống (của bà con làng xóm, nếu suốt ngày bên cạnh nhà mình có một gia đình bố mẹ bất hoà suốt ngày cãi vã nhau), sự bất hoà của cha mẹ dẫn đến gia đình tan nát, con cái không có người nuôi dạy, những đứa con sẽ là gánh nặng của xã hội.
Khi bố mẹ thiếu gương mẫu, làm ăn bất chính, nghiện hút thì đó không thể là một gia đình hạnh phúc, một môi trường tốt để con cái trưởng thành, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và gia đình đó khó có thể có những đứa con ngoan, mà là những đứa con hư hỏng, ăn chơi, quậy phá, nghiện hút, đua xe gây không biết bao nhiêu điều xấu cho cộng đồng và xã hội.
Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:
– Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà…
– Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em
– Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt
– Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm
Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.