Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao khi thiết lập đường tàu hỏa người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray?

giúp mình bài 2,3,4 phần nhiệt học với, please
11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
954
2
2
Hiếu Phan
26/06/2018 09:58:14

2. Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn.

Khi trời nắng nóng các thanh ray sẽ nở vì nhiệt, chúng sẽ dài ra nên nếu không để trống thì đường ray sẽ bị cong và ... ô kìa 1 chiếu tàu đã đi lên thiên đường 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Hiếu Phan
26/06/2018 09:59:53

3. Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.

Cách khắc phục: Khi mua về, ta cần cho vào nồi nước luộc cốc sôi khoảng 7-10 phút Tráng đều qua nước nóng trước khi rót nước nóng vào cốc.

3
2
Nguyễn Tấn Hiếu
26/06/2018 10:00:34
2. Đây là do hiện tượng sự giãn nở của vật rắn. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật tăng lên.
Vật rắn khi nở ra hay co lại đều tạo nên một lực khá lớn tác dụng lên vật khác tiếp xúc với nó. Do đố người ta phải chú ý đến sự nở vì nhiệt trong kỹ thuật.
Giữa hai thanh ray có khoảng cách là để tránh tác hại của sự nở vì nhiệt.
Nếu giữa các thanh ray không có khe hở (hoặc khe hở nhỏ) khi nhiệt độ tăng cao (ma sát tàu chạy qua) sẽ gây tai nan cho tàu chạy qua.
2
2
Hiếu Phan
26/06/2018 10:01:15
4. Khi đặt lon nước ngọt vào tủ lạnh thì nhiện độ rất thất trong tủ lạnh làm cho lon nước ngọt cũng bị đông đặc lại (hoặc ít nhất cũng bị làm lạnh). Bạn lại đem lon nước ngọt ấy ra ngoài thì lúc này nhiệt độ của lon nước ngọt thấp, nhiệt độ của không khí cao hơn nên khi đó hơi nước từ trong không khí gặp lạnh sẽ bị ngưng tụ lại trên bề mặt ngoài thành lon. (Giống như hơi nước trong không khí bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây vậy). Sau một thời gian, lon nước được để ở môi trường bên ngày quá lâu sẽ không còn lạnh nữa, các giọt nước ngoài thành lon cũng dần dần bay hơi đi nên ta không nhìn thấy nữa.
2
1
Nguyễn Tấn Hiếu
26/06/2018 10:02:01
Câu 3 :
Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau:
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.
3. Sự giãn nở vì nhiệt.
4. Hiệu ứng vết nứt.

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.
1
3
Nguyễn Hoàng Hiệp
26/06/2018 10:05:46
câu 1
Thực chất tháp Ép phen không tự lớn lên mà vì các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nhiệt độ tăng thì tháp ephen ngày càng nở ra, từ đó mới có sự lớn lên của tháp ép phen.
một số ví dụ

-Tháp Ep-phen ở Pháp vào mùa hạ cao hơn 10 cm so với mùa đông.

- Tháp Ep - phen ở Pháp vào mùa hạ cao hơn 10 cm so với mùa đông vì vào mùa hạ thời tiết nóng, chất rắn nóng lên, nở ra làm tháp cao lên. Vào mùa đông thời tiết lạnh, chất rắn lạnh đi, co lại làm tháp thấp đi.

-Do đó có sự lớn lên của tháp Ep - phen.

1
3
Nguyễn Phúc
26/06/2018 10:06:17
1.
vì hiện tượng sự giãn nở của vật rắn gây ra khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật tăng lên nên vào mùa hè
nhiệt độ cao khiến tháp Ep-phen là bằng vật rắn bị dãn nở, thể tích tăng lên khiến cho tháp cao hơn vài cm
so với lúc ban đầu
2
1
Nguyễn Hoàng Hiệp
26/06/2018 10:09:06
câu 2

Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch đường ray =>gây tai nạn.

Khi trời nắng nóng các thanh ray sẽ nở vì nhiệt làm chúng lớn lên như tháp ep_phen ở câu 1 , chúng sẽ dài ra nên nếu không để trống thì đường ray sẽ bị cong và ... ô kìa 1 chiếu tàu có thể bị hỏng ảnh hưởng rất lớn đến người lái người đi

1
1
Nguyễn Hoàng Hiệp
26/06/2018 10:11:34

câu 3
Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.ngoài ra Hiện tượng vỡ này còn bao gồm tập hợp các lý do sau:
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.
3. Sự giãn nở vì nhiệt.
4. Hiệu ứng vết nứt.
Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

1
1
Nguyễn Hoàng Hiệp
26/06/2018 10:14:15
câu 4
Khi đặt lon nước ngọt vào tủ lạnh thì nhiện độ rất thấp trong tủ lạnh làm cho lon nước ngọt cũng bị đông đặc lại (hoặc ít nhất cũng bị làm lạnh nếu bạn để trong thời gian ít). rồi đem lon nước ngọt ấy ra ngoài thì lúc này nhiệt độ của lon nước ngọt thấp, nhiệt độ của không khí cao hơn nên khi đó hơi nước từ trong không khí gặp lạnh sẽ bị ngưng tụ lại trên bề mặt ngoài thành lon. (Giống như hơi nước trong không khí bay lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây vậy). Sau một thời gian, lon nước được để ở môi trường bên ngày quá lâu sẽ không còn lạnh nữa, các giọt nước ngoài thành lon cũng dần dần bay hơi do ánh nắng mặt trời ....đi nên ta không nhìn thấy nữa.
0
0
Nguyễn Thảo
28/06/2018 08:50:49
Tôi không bảo nước nóng, mà tôi bảo nước bình thường thôi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×