– Duy tân Minh Trị:
+ Hoàn cảnh: Cuối TK XIX – đầu TK XX, các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản. Trước tình hình ấy Nhật Bản phải đứng trước 2 con đường phải lựa chọn. Một là phải duy trì chế độ mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây hoặc là phải canh tân để phát triển đất nước nhằm thoát khỏi sự nhòm ngó của các TD phương Tây. trước tình hình đó tháng 1/1868, sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành các cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực.
+ Mục tiêu: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.
+ Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.
+ Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để.
+ Kết quả: đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản công nghiệp. Nhật thoát khỏi số phận là nước thuộc địa, 30 năm cuối TK XIX Nhật trở thành một nước đế quốc.
– Cách mạng Tân Hợi:
+ Hoàn cảnh: dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản TQ bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng
+ Mục tiêu: lật độ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập dân quốc.
+ Lực lượng lãnh đạo: Giai cấp tư sản đứng đầu là Tôn Trung Sơn.
+ Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để. Cách mạng dân chủ tư sản
+ Kết quả: lật đổ triều đại Mãn Thanh. Chấm dứt chế độ chuyên chế, phong kiến lâu đời. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.