Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ “Cây dừa” in trong tập “Góc sân và khoảng trời” được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé 9 tuổi. Cây dừa là hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam, đi tới miền quê nào ta cũng có thể nhìn thấy những rặng dừa thẳng tắp, cao vút trời xanh. Một hình ảnh quen thuộc đến vậy, nhưng khi vào thơ của tác giả bỗng trở nên mới mẻ, độc đáo, ngộ nghĩnh và thân thương làm sao. Và để có được những miêu tả chi tiết, sống động thế, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.
Hình ảnh cây dừa hiện lên một cách sinh động với đầy đủ bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào mà tác giả không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuMở đầu bài thơ, hiện lên hình ảnh cây dừa dễ mến, như một người bạn mang tâm hồn hào sảng, phóng khoáng thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuBằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã ví cây dừa như hình ảnh của một con người với những động tác “dang tay”, “gật đầu” mềm mại. Trần Đăng Khoa đã sử dụng phép đăng đối rất chuẩn: Động từ đối với động từ (“dang” đối với “gật”), danh từ đối với danh từ (“tay” đối với “đầu”, “gió” đối với “trăng”).
Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn – “Thân dừa bạc phếch thánh năm”. Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa dãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống giống như hình ảnh của con người Việt Nam luôn chịu thương, chịu khó nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa xum xuê được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị…Và vì bài thời sáng tác khi nhà thơ chỉ mới là một cậu bé 9 tuổi nên nhìn đâu cũng là những hình ảnh hồn nhiên hết sức, tuổi thơ hiếu động và ngộ nghĩnh được thể hiện hết sức duyên dáng, những đàn lợn con béo tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao. Và khi nghĩ đến vị ngọt ngào của nước dừa, Trần Đăng Khoa lại liên tưởng quả dừa như hũ rượu mà ai đó đã đeo quanh cổ dừa:
Thân dừa bạc phếch tháng nămLà người sống gần gũi với thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã có những rung cảm trước thiên nhiên, trước cảnh vật xung quanh mình, bắt đầu từ những hình ảnh giản dị nhất. Tác giả dường như quan sát vẻ đẹp cảnh vật trong khoảnh khắc cả ngày và đêm. Hình ảnh cây dừa về đêm mang một vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở bung cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Ánh sao cũng là hoa, hoa lại thành sao hòa quyện vào nhau tỏa sáng lấp lánh tạo nên bức tranh về đêm vô cùng đẹp. Ban ngày, cùng với những áng mây xanh bồng bềnh, cậu bé ấy là cảm nhận cây dừa hiện lên như một cô gái đang thướt tha dịu dàng chải tóc:
Đêm hè hoa nở cùng saoTất cả vẻ đẹp của hình ảnh cây dừa được bộc lộ rõ nét nhất ở hai câu thơ cuối. Cây dừa như vươn cao lên, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ của một người lính cầm chắc tay súng:
Đứng canh trời đất bao laKhi phân tích bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa, ta thấy được cái hay không chỉ ở chỗ cây dừa được so sánh, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay cái độc đáo của bài thơ còn ở chỗ thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả đã tái hiện cho người đọc thấy được phong cảnh của một làng quê Việt Nam yên bình, giản đơn với đầy nắng, gió và trăng sao.
Toàn bộ bài thơ, cây dừa luôn là hình ảnh tạo nên sự gắn kết, hòa quyện với thế giới thiên nhiên xung quanh, có lúc cây dừa hòa quyện vào làn gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Chưa dừng lại ở đó, “tiếng dừa” còn xua đi cái nắng oi bức của ngày hè:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưaHình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi nhưng lại có một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên - nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Bài thơ “Cây dừa” được Trần Đăng Khoa sáng tác khi ở độ tuổi còn nhỏ nhưng qua những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm ta thấy được đây là một con người không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương mà còn cho thấy được sự quan sát sâu sắc, hiểu biết về văn hóa, tính cách của con người Việt Nam. Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện thân cho con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: hào phóng, thân thiện, nhân hậu, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |