Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Mối liên hệ này có thể ví như mối liên hệ của một sinh thế với môi trường sống của nó. Đây vốn cũng là một đặc tính của folklore thời cổ được duy trì khá bền vững trong văn học dân gian truyền thống. Vì mỗi thể loại văn học dân gian gắn chủ yếu với một mảng sinh hoạt cụ thể và phạm vi sinh hoạt đó là “hệ sinh thái” của nó, là bầu không khí cần cho sự hô hấp của nó, và vì mỗi lĩnh vực sinh hoạt truyền thống cũng không thể thiếu được yếu tố văn học dân gian của nó, cho nên người ta cũng chỉ thật sự hiểu được sáng tác dân gian khi nó đang “sống” cuộc sống tự nhiên của nó và khi chính họ cũng giao hoà được với cơ cấu sinh hoạt – xã hội ấy. Xuân Diệu đã có một nhận xét rất tinh tế: “Cái hay, cái sâu sắc của ca dao, cái hồn của ca dao chỉ lộ ra được hết khi ta sống với nó, khi ca dao làm thành không khí ta thở, ca dao quyện làm một với nét mặt những nhà cửa, chòm xóm, làng mạc, khi ca dao cất lên rất trữ tình một cách hồn nhiên, ca dao đã thành một cái điệu của tâm hồn cảnh vật và tâm hồn người;..”.
Đặc trưng “gắn liền với sinh hoạt nhân dân” của văn học dân gian không chỉ nói lên mối liên hệ hữu cơ của nó với sinh hoạt mà còn nói lên vai trò và tác dụng thực tế của nó trong sinh hoạt nhân dân. Các thể loại văn học dân gian được sáng tác, được sử dụng không chỉ nhằm mục đích thẩm mĩ đơn thuần mà còn nhằm những mục đích ích dụng thiết thực nào đó. Người ta gọi đó là chức năng thực hành – sinh hoạt của văn học dân gian. Chức năng này biểu lộ rõ khi tác phẩm văn học dân gian được sử dụng. Chẳng hạn: Hát ru không chỉ là khúc tâm tình của người mẹ, nó được hát lên (không nhất thiết chỉ bởi người mẹ) đơn giản cốt để ru trẻ ngủ; Hò lao động cất lên đượm ý vị trữ tình, để biểu hiện một nỗi niềm, một cảm nghĩ của chủ thể bài ca, của những người tham gia diễn xướng, song hò lên cũng là để cầm trịch nhịp điệu lao động, điều hoà sự phối hợp các thao tác lao động; Hò đưa linh là những áng dân ca được sáng tác để mở lối thoát cho nỗi buồn tử biệt và biểu đạt những triết luận về kiếp người;... nhưng trong sử dụng, nó còn là một phương tiện để điều hành tang lễ,... Một số thể loại như thần thoại, sử thi, truyện cổ tích,... thoạt tiên, đã nảy sinh và tồn tại như một yếu tố thích hợp của nghi lễ. Về sau, khi những nghi lễ này biến đổi hoặc mất đi, chúng mới tách ra và có cuộc sống độc lập. Tuy vậy, dấu vết của mối liên hệ nguyên thuỷ kia vẫn chưa mất hẳn ở chức năng thực hành - sinh hoạt của chúng. Chẳng hạn, chức năng giáo huấn của truyện cổ tích bắt nguồn từ vai trò của các thể loại truyện kế nói trên trong nghi lễ thành định thời cố, tức là nghi lễ thừa nhận người con trai đã thành “người lớn” (sau này là 18 tuổi), trong buổi lễ, anh ta được dạy bảo những điều thuộc pho hiểu biết được bảo tồn nghiêm ngặt của thị tộc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |