Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tìm những tư liệu của Hùng Vương

hãy tìm những tư liệu của Hùng Vương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
56
1
0
Hanh Nguyen
03/11/2022 19:16:17
+5đ tặng

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng, người Việt Nam luôn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, con cháu vua Hùng với hàng nghìn năm lịch sử vẻ vang. Ông cha ta có câu: "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba", đó là ngày hướng về cội nguồn về truyền thống dân tộc.

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng

Vua Hùng hay vẫn còn gọi là Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, một dân tộc có nguồn gốc gắn liền với lịch sử các vị vua Hùng. Bác Hồ đã có câu:

"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, để nhớ ơn công lao to lớn của họ, hãy cùng Mạng Tin Mới trở về với lịch sử hào hùng của dân tộc qua các thời đại vua Hùng, để hiểu hơn và tự hào hơn nữa về dân tộc Việt Nam ta.

 

Vua Hùng hay vẫn còn gọi là Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt

 

Truyền thuyết kể lại rằng vua Hùng bắt đầu từ thời xã hội Văn Lang tồn tại. Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.

Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tên là Văn Lang tuy nhiên các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên mới chép kinh đô nước Văn Lang là Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.

Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng là:

 

Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Húy là Lộc Tục (祿續).

Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).

Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN

Hùng Diệp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN

Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)

Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN

Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN

Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN

Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN

Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)

Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN

Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN

Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN

Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN

Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN

Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN

Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: 1 vị vua Hùng

Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN

Tuy nhiên ngày nay, qua khảo chứng, các nhà sử học phần đông cho rằng chuyện 18 đời Hùng vương là không có thật. Con số 18 chỉ mang tính tượng trưng.

Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu án).

Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Khác với ghi chép của sử sách và truyền thuyết dã sử, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.

Cuốn Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến nay chép rằng: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.

Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết lên như vậy, nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: Về con số 18 đời vua, cũng chính Đại Việt sử lược là tác phẩm đầu tiên đề cập tới

 

Về con số 18 đời vua, cũng chính Đại Việt sử lược là tác phẩm đầu tiên đề cập tới và dường như dữ kiện đó được nhiều tác phẩm sử học, khảo cứu sau này ghi chép theo, thậm chí các tác phẩm ở dạng diễn ca cũng viết:

Xưng Hùng Vương, cha truyền con nối,

Mười tám đời một mối xa thư,

Cành vàng lá ngọc sởn sơ,

Nước xưng một hiệu, năm dư hai nghìn.

(Thiên Nam minh giá)

Hoặc như một số câu đối ca ngợi về thời đại Hùng Vương cũng đề cập đến có số 18. Thí dụ:

Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo

Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.

Nghĩa là:

Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ

Năm mươi con lên núi, xuống biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha.

Hay như câu đối:

Nam thiên thập bát thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh.

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: Tượng thờ vua Hùng

 

Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.

Nghĩa là:

Trời Nam 18 đời truyền kiếp, buổi đầu đệ nhất thánh.

Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.

Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua:

“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”

Nghĩa là:

“Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.

Nhiều tác phẩm khác như Tân đính Lĩnh Nam chích quái của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng.

Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.

Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng với người Việt số 9 là con số thiêng nên các bội số của nó như số 18 cũng thiêng tương tự như vậy, do đó con số 18 đời Hùng Vương chỉ là con số biểu trưng, ước lệ mà thôi…

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”

Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:

Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,

Nhất thống sơn hà thập bát vương.

Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,

Ức niên hương hoả ức niên phương.

Nghĩa là:

Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương

Mười tám ngành vua, mười tám chương.

Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,

Đời đời đèn nến nức thơm hương.

Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: “Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông"

Viết về họ Hồng Bàng, “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim có chép: “Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục.

Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, để một lần được một trăm người con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.

Sau đó, vẫn theo sách trên, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương.

Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, thì bị Thục Phán, từ biên cương phía Bắc đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công nguyên (TCN). Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt đầu từ năm 2879 và kết thúc vào 258 TCN.

Tổng cộng 2622 năm. Nếu chia ra 18 đời thì mỗi một đời vua kéo dài trung bình 146 năm. Một chuyện hết sức hoang đường, nếu nhớ: Các triều đại vua chúa bên Tàu vào thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài trung bình khoảng 10-20 năm, như Chu Trang Vương (696-682 TCN), 14 năm chẳng hạn; Đời sống con người thời đó trung bình chỉ kéo dài khoảng 50 năm. Hơn thời sống trong hang động chừng 20 năm. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân, rồi Hùng vương vào sử sách nước Việt. Trước thời “Đại Việt sử ký toàn thư”, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và “Đại Việt sử lược” với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên sử dụng khi soạn “Đại Việt sử ký toàn thư”. “Đại Việt sử lược” thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được ở một thư khố bên Tàu. Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như “Phù Đổng thiên vương”, “Sơn Tinh Thủy Tinh”, thật ra được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như “Việt điện U Linh tập”” và Lĩnh Nam chích quái, xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14.

 

 Lĩnh Nam Chích Quái, do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam

Đặc biệt Lĩnh Nam Chích Quái, do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (722-221 TCN).

Trở lại với năm đầu và năm cuối của thời Hồng Bàng. Trần Trọng Kim dùng thẳng tài liệu của “Đại Việt sử ký toàn thư” (2879-258 TCN) – nhưng đặt thêm một dấu hỏi (?) sau năm khởi đầu: 2879 TCN. Bởi thật ra, chính Ngô Sĩ Liên cũng chỉ đề cập đến 18 đời ở bên ngoài phần Ngoại kỷ (từ thời Hồng Bàng đến Ngô sứ quân). Đặc biệt Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối chương về thời Hồng Bàng, bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ:

“Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế”. Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: “rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”. Ngô Sĩ Liên đã đoán rất đúng: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông đã tiếp tục gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho mãi đến ngày nay.

Mặc dù đã căn dặn kỹ: tin sách chẳng bằng không có sách (tận tín thư bất như vô thư). Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa đến một số điều chỉnh về năm tháng. Trong đó niên đại kết thúc đời Hồng Bàng (và bắt đầu thời Thục Phán) được dời về năm 208 TCN.

Đặc biệt, gần đây, họ phối hợp những luận cứ dựa trên các khám phá khảo cổ học về thời đại văn minh Đông Sơn với một đoạn ngắn của quyển “Đại Việt sử lược”, thất truyền lâu năm nhưng về sau tìm lại được ở thời Mãn Thanh (bên Tàu): Đền đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối kết nút.

Truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng vương”. Xin chú ý đến một vài điểm: “Đại Việt sử lược” vẫn cho thời đại Hùng vương kéo dài 18 đời. Không có ghi chi tiết cha mẹ của Hùng Vương. Tức “giấy khai sinh” của Hùng vương không có tên Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vua Hùng thứ nhất khởi đầu sự nghiệp vào khoảng năm 688 TCN, kết thúc vào năm 208 TCN. Bình quân 26 năm cho mỗi một đời vua.

Chính sự dùng dây kết nút để… truyền thông với nhau. Tức không có chữ viết. Không có sử sách gì hết. Tức không giống như văn minh Hoa Hạ ở khu vực bình nguyên sông Hoàng Hà. Tóm tắt: Theo “Đại ViếtSử ký toàn thư”, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN – Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và “Đại Việt sử lược”, 18 đời Hùng vương: khoảng 688-208 TCN.

1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).

2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).

3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL)

11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 tr.TL Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu

16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trang 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu

17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu

18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TL

Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua. Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương.

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị »

 

Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị ». Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay.

Câu chuyện vua Hùng từ truyền thuyết tới lịch sử

Dân tộc ta có một hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt: vừa bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một nghìn năm bị đô hộ, lịch sử văn hiến của người Việt đã hầu như bị xóa mất mọi dấu vết về một thời văn minh của dân tộc. Do vậy lịch sử dựng nước của dân tộc ta không được ghi chép để truyền lại. Điều duy nhất mà những thế lực đô hộ không thể xóa được là ký ức của nhân dân về lịch sử của cha ông mình. Chính vì lẽ đó mà thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam, trong một thời gian dài, chỉ được phản ánh trong các huyền thoại hoặc truyền thuyết dân gian. Những câu chuyện kể về 18 đời vua Hùng nối nhau trị nước hay những truyền thuyết về sự tích “bánh chưng, bánh dầy”, sự tích “trầu cau”… liên quan đến phong tục tập quán và cuộc sống của người xưa là những mảng màu còn giữ được trong ký ức của nhân dân, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác về thời đại Hùng Vương. Huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và thiên anh hùng ca Thánh Gióng là những hình tượng khái quát do nhân dân sáng tạo nên để truyền cho nhau về sự nghiệp của cha ông thời mở nước. Những “pho sử” không thành văn này đã tỏ ra có sức sống mãnh liệt trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: Sau khi giành được độc lập, đất nước ta bước vào kỷ nguyên phục hưng và phát triển

 

Sau khi giành được độc lập, đất nước ta bước vào kỷ nguyên phục hưng và phát triển. Nhu cầu nhận thức về nguồn gốc và ý thức tự tôn dân tộc và thôi thúc các nhà sử học yêu nước tìm hiểu về lịch sử thời Hùng Vương. Đến thời Trần – Lê những truyền thuyết và huyền thoại bấy lâu chỉ lưu truyền trong dân gian lần đầu tiên được sưu tầm, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn. Các bộ sách Việt điện u linh của Lý tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thể Pháp lần lượt ra đời. Đặc biệt, đến thế kỷ XV, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chính thức đưa những tư liệu dân gian đó vào bộ chính sử đồ sộ, do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã dành riêng một kỷ đặt tên là “Kỷ Hồng Bàng” để trình bày một cách có hệ thống các truyền thuyết mà ông tập hợp được với một diễn biến thế phổ: Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Hùng Vương. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra những niên đại tuyệt đối cho thời đại lịch sử này. Theo đó, Kinh Dương Vương (ông nội của Hùng Vương thứ nhất) lên ngôi vào thời Chu Noãn Vương thứ 57(?) (năm 2879 trước Công nguyên – TCN) và năm cai trị cuối cùng của Hùng Vương thứ 18 là năm 258 TCN. Nhưng sự cố gắng chứng minh Việt Nam có lịch sử văn minh lâu đời của Ngô Sĩ Liên không khỏi gây ra sự băn khoăn, hoài nghi của các nhà sử học thuộc các thời đại sau. Ông viết như vậy, nhưng không nêu ra được những cơ sở khoa học có sức thuyết phục. Chính bản thân ông theo sự trình bày những điều trên cũng phải hạ bút viết câu: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”.

Quả thực, những điều Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Các chuyên gia về văn học dân gian thừa nhận rằng các truyền thuyết và huyền thoại luôn chứa đựng trong nó những cốt lõi lịch sử. Nhưng đó không phải là lịch sử. Không thể dựa vào truyền thuyết để xác định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Vả lại khung niên đại về thời gian trị vì của 20 ông vua thời dựng nước do Ngô Sĩ Liên đưa ra lên tới 2622 năm (2879 – 258 tr.CN) là điều phi lý, không thể chấp nhận. trong khoảng thời gian đó, mỗi ông vua trung bình phải cai trị tới hơn 130 năm.

Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu cơ

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khỏe tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khỏe, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

 

Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng: Đền thờ các vua Hùng

 

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hóa thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

 

Vua Hùng là vị vua hết lòng vì dân

 

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

 

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc đó là tổ tiên người Việt

 

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khỏe mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

 

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân

 

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

Dân tộc ta vẫn luôn tự hào mình là cháu vua Hùng, để ghi nhớ công ơn Bác Hồ đã có những lời dạy cho con cháu về vua Hùng, về tổ tiên của người Việt.

Bác Hồ nói chuyện tại đền Hùng

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” câu nói là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà ý nghĩa.

Câu nói trên được Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ vào sáng ngày 19-9-1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong.

Từ tháng 7 đến tháng 9/1954, trước khi về Hà Nội, Bác Hồ và cơ quan Trung ương chuyển từ xã Kim Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về thôn Vai Cầy, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18-9-1954, Bác đi từ Đại Từ (Thái Nguyên) trên chiếc xe Zeep mang biển số KT-032 (KT ký hiệu của Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Văn phòng Phủ Thủ tướng) do đồng chí Ngọc điều khiển. Sáng 19-9-1954, Bác đi thăm khu vực di tích Đền Hùng.

 

: Tượng các vị vua Hùng

 

Khoảng 9 giờ, có cán bộ của Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Trung đoàn 36, Trung đoàn 88 (Tu Vũ) và một số Tiểu đoàn trực thuộc của Đại đoàn đi từ 5 hướng: Từ núi Thằn Lằn (Vĩnh Phúc), từ Gia Thanh (Phù Ninh), từ Trại Cờ (Hiệp Hòa, Bắc Giang), từ Đại Từ ( Thái Nguyên) và từ Phùng (Hà Nội) đến hội tụ. Ngoài ra, còn có cán bộ văn công của Đại đoàn và nhà báo Nguyễn Khắc Tiệp – phóng viên báo Quân đội nhân dân. Bác ngồi trên cửa ngách bên phải Đền Giếng, đồng chí Song Hào và đồng chí Thanh Quảng ngồi trên bậc lát gạch cạnh Bác. Khoảng gần 100 các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn ngồi dưới sân Đền nghe Bác nói chuyện. Trong hồi tưởng của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng thì vào thời điểm 9-1954, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 và là người có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử ngày 19-9-1654 của Bác. Trong buổi gặp mặt đó Bác đã giảng giải: “Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta”. Tiếp theo Người nói: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đồng thời Bác căn dặn và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Cách mạng Việt Nam, của Quân đội.

Những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Ngoài các truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh, còn có các truyền thuyết về Bọc trăm trứng, về Bánh Dày - Bánh Chưng, về Dưa hấu, về Chứ Đồng Tử, về Cột đá thề...

Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Đó là truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương và truyền thuyết về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Phù Đổng Thiên Vương

Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân rất mạnh, đã thôn tính nhiều nước xung quanh. Chúng kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà Vua cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước.

 

Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có một nhà giàu đã 62 tuổi mới sinh được một con trai, lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt ba năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi hay đứng được.

Khi sứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được và xin với cha cho mời sứ giả nhà Vua vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu Vua đúc cho cậu một con ngựa sắt, một thanh kiếm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc.

Từ khi sứ nhà Vua về làng, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khỏe lạ thường. Ngày tháng trôi qua, cậu lớn phổng lên thành người khổng lồ.

Khi giặc Ân kéo đến chân núi Châu Sơn (thuộc Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thì sứ giả đem ngựa, kiếm và nón sắt dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng dậy rồi nhảy lên ngựa. Ngựa chạy đến đâu, miệng phun ra lửa đến đó. Cậu xông vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như chém chuối. Kiếm gẫy, cậu nhổ cả các cụm tre mà đánh giặc. Không đương nổi sức mạnh thần diệu của chàng trai Phù Đổng, tàn quân giặc quỳ gối xin hàng.

Phá xong giặc Ân, người Anh hùng làng Phù Đổng đi lên đỉnh núi Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa bay lên trời. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Sơn Tinh - Thủy Tinh

Vua Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho con gái là Mỵ Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Hùng vương hứa gả con gái cho người nào ngày mai mang lễ vật đến trước. Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm hơn và được đưa Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau nổi giận dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước dâng lên đến đâu Sơn Tinh làm cho núi đồi cao lên đến đó. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận phải rút nước. Hằng năm, cuộc chiến thường diễn lại.

 

thuyết này phản ánh các trận lụt ở lưu vực sông Hồng và việc đắp đê trị thủy của tổ tiên ta có từ xa xưa

 

Truyền thuyết này phản ánh các trận lụt ở lưu vực sông Hồng và việc đắp đê trị thủy của tổ tiên ta có từ xa xưa. Ngoài ra còn có các truyền thuyết tiêu biểu sau:

Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Ngoài các truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, còn có các truyền thuyết về Bọc trăm trứng, về Bánh Dày - Bánh Chưng, về Dưa hấu, về Chứ Đồng Tử, về Cột đá thề...

Bọc trăm trứng

Vua đầu nước ta - Kinh Dương Vương là cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông - vị thần trông coi nghề nông ở trên trời). Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, không thể ở lâu với nhau được". Bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, còn Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vượng đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

Bánh Giày - Bánh Chưng

Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu chỉ dùng gạo nếp thơm chế ra bánh giày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7 Nguồn gốc Dưa hấu

An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm chỉ được mang theo một ít lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về.

Chử Đồng Tử

Công chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khoáng. Nàng cưỡi thuyền xuôi sông Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng đánh cá ở trần vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe, bèn lấy chàng làm chồng. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì cả vùng đất cùng Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời.

 

Cột đá thề Vua Hùng Vương thú 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn tức là Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Phán cảm kích dựng hai cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề rằng sẽ kế tục giữ nước và thờ tự các Vua Hùng. Phán sai thợ đẽo đá dựng miếu trên núi và cho mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi lập ra làng Trung Nghĩa giao cho trông nom đền miếu, cấp cho đất ngụ lộc từ Việt Trì trở ngược đến hết địa giới nước nhà. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc. Sau đó Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa đặt tên nước là Âu Lạc.

Truyền thuyết "Vua Hùng trồng kê ra lúa"

Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.

Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo.

Truyền thuyết "Vua Hùng dạy dân cấy lúa"

Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.

Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống.

Truyền thuyết "hát Xoan"

Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú.

 

Ảnh minh họa vua Hùng dạy dân trồng lúa

 

Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.

Truyền thuyết "Bách nghệ khôi hài"

"Bách nghệ khôi hài", một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về.

Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng...

Câu chuyện về những vị vua Hùng nổi tiếng trong lịch sử

Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có 2 con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh.

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ XVIII có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.

 

Đám cưới thời vua Hùng

Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.

Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).

Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về.

 

Các vị vua Hùng

 

Chiến tranh Hùng-Thục

Vào thế kỷ III TCN, các bộ lạc Âu Việt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và nam Quảng Tây (khoảng 9 bộ lạc) bắt đầu hình thành nhà nước riêng của người Âu Việt do Thục Chế đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình (nay là tỉnh Cao Bằng). Sau khi Thục Chế mất, Thục Phán đã tiến hành tiêu diệt thủ lĩnh của 9 bộ lạc và dần khuếch trương lãnh thổ về phía nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, do Hùng Vương thứ XVIII không chịu gả con gái cho Thục Phán nên Thục Phán dấy quân đánh vua Hùng, sử gọi là Chiến tranh Hùng-Thục.

Mất nước

Vào cuối thời Hồng Bàng, nhà Tần bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, xâm lược các tộc Bách Việt. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt đã liên minh với tộc Âu Việt của Thục Phán để cùng nhau chống Tần. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm. Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán - người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến - nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc. Một giả thuyết khác trong Đại Việt sử ký toàn thư là An Dương Vương đánh chiếm Văn Lang, Hùng Vương thấy nước mất bèn tự sát. Tương truyền, An Dương Vương, vì cảm kích khi được nhường ngôi, đã thề rằng sẽ kế tục và thờ tự các vua Hùng, cho thợ dựng cột đá trên núi.

Kinh Dương Vương

Kinh Dương Vương, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền ông là thủy tổ dân tộc Việt. Dã sử chép Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (~2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.

Kinh Dương Vương có thể là danh hiệu đời sau truy tặng cho một tù trưởng bộ lạc đã góp công vào việc thống nhất tộc người Lạc Việt, có thể là tù trưởng bộ lạc Văn Lang trước Hùng Vương. Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và Hùng Vương đời thứ nhất. Niên đại của Kinh Dương Vương là trước thế kỷ VII TCN bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII TCN.

 

Tượng vàng vua Hùng

 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, một quyển sách theo quan điểm Nho giáo thì Kinh Dương Vương có nguồn gốc từ phương Bắc (tức Trung Quốc): Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên (鶩僊) , sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục (祿續).

Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương (chữ Hán: 涇陽王). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi[1]. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.

Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Ngày nay, người trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay) hay tổ chức Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương vào ngày 18/1 âm lịch hằng năm.

Hùng Vương bèn truyền ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (hay Nguyễn Tùng, có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) để chống Thục. Nguyễn Tuấn cùng với hai tướng là Cao Sơn và Quý Minh đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công của Thục Phán, chặn đứng quân Thục ở ải Nam Sơn. Cuộc chiến lâm vào khó khăn cho đến khi quân đội của nhà Tần (Trung Quốc) do Đồ Thư chủ soái đánh bại người Âu Việt ở phía vùng Lưỡng Quảng của thủ lĩnh Dịch Hu Tống và tiến công vào vùng lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt thuộc Việt Nam ngày nay.

Hiện nay Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề "Nam Bang Thủy Tổ", tức là "Thủy tổ nước Nam". Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh công bố quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia lăng và đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư khoảng hơn 491 tỷ đồng Dự án chia làm 4 hạng mục xây dựng chính gồm: Không gian bảo tồn di tích, tập trung tu bổ, tôn tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương sân đền, vườn khu lăng mộ; không gian giá trị di tích gồm: Tượng đài thủy tổ, quảng trường văn hóa lễ hội, nhà trưng bày văn hóa...đi kèm các dịch vụ phụ trợ để phát triển du lịch văn hóa tâm linh, thu hút du khách và hạ tầng kỹ thuật, san nền, đường giao thông, đường điện.

Hùng Vương thứ VI

Hùng Vương thứ VI là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông là người đã lãnh đạo người dân Văn Lang chống lại sự tấn công của quân xâm lược Ân.

 

Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân "mũi đỏ" đến xâm phạm bờ cõi

Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân "mũi đỏ" đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi sứ giả đến đó thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn rất nhanh.

Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) rồi lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ Vi có con gái là Mỵ nương Thiều Hoa. Mỵ nương là người hiền lành, xinh đẹp, không chịu lấy chồng, có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Mỵ nương khi trò chuyện với loài bướm đã biết được loài bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn một loài cây (cây dâu) nhả ra tơ vàng. Mỵ nương bèn xin giống trứng rồi về tìm cách đan tơ thành tấm. Mỵ nương Thiều Hoa đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa, gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm. Cách gọi ấy còn truyền đến ngày nay.

Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu hay Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ. Tiết Liêu nằm mộng được một vị Thần mách cho nên lấy gạo nếp làm 2 thứ bánh: bánh dầy và bánh chưng. Tiết Liêu làm theo lời Thần dặn. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có hai tấm bánh Chưng và bánh Dầy. Hùng Vương thứ sáu lấy làm lạ hỏi lý do. Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh. Hùng Vương thứ sáu nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu.

 

Hiện nay, Lăng mộ trên núi Nghĩa Lĩnh, nằm ở phía đông đền Thượng, được tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Mặt lăng quay theo hướng đông nam. Xưa là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định (năm 1922) trùng tu lại. Lăng Hùng Vương là một phần trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Vua Hùng thứ VII Lang Liêu

Tiết Liêu, hay còn gọi là Lang Liêu, Lang Lèo là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua câu chuyện "bánh chưng - bánh dày".

Trong dịp thờ tổ, vua cha tỏ ý muốn các con dâng lên những món ăn độc đáo để thờ cúng tổ tiên. Tiết Liêu đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giày/dày, tượng trưng cho Trời, Đất. Hai thứ bánh do Tiết Liêu sáng tạo ra đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Việt.

Nhờ hai thứ bánh mà ông sáng tạo, ông được vua cha truyền ngôi, tức là Hùng Vương thứ VII.

Truyện kể rằng, núi rừng Tam Đảo xưa đã sinh ra một người con gái tên là Ngọc Tiêu, tóc nàng dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng hồng đỏ như hồ xanh, da nàng trắng như mây trời Tam Đảo. Giặc Ân tràn đến cướp phá nước ta. Vua Hùng cho sứ giả truyền loa kêu gọi mọi người chống giặc. Nàng tiên Tam Đảo cũng gia nhập dưới cờ của hoàng tử Lang Liêu. Sau khi đánh tan giặc Ân, nàng lại trở về với núi rừng.

Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài trong số các con mình để truyền ngôi. Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dầy tượng trưng của trời đất, cho vua Hùng và được nối ngôi vua. Đến ngày lập hoàng hậu chàng bỗng thấy nhớ da diết người con gái xinh đẹp đã cùng mình đánh giặc Ân thuở nào. Nhà vua trẻ tìm lên vùng núi Tam Đảo mong gặp lại. Nhà vua đón nàng về cung làm lễ cưới. Nàng được tôn là bà chúa Thượng Ngàn của núi rừng Tam Đảo và được lập đền thờ.

 

 Đền thờ vua Hùng

 

Theo thần tích ở đền Tam Ðảo, bà họ Lăng tên là Tiêu, còn gọi là Cẩm Giang, người thôn Ðông Lộ vốn do khí núi linh thiêng mà sinh ra, không phải người thường thoắt ẩn, thoắt hiện thiêng liêng khắp mọi nơi. Thời phong kiến sắc phong là Tam Ðảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Ðại Vương. Đó là truyền thuyết về người vợ của Lang Liêu.

Tuy chỉ là truyền thuyết nhưng các vị vua Hùng vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, chúng ta vẫn luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên, con cháu vua Hùng chính vì vậy đã là người Việt Nam thì phải luôn hướng về cội nguồn, về nơi đã sinh ra:

"Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huệ Kim
03/11/2022 19:19:20
+4đ tặng
Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, … của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật “câm”, nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư