Tìm hiểu về khái niệm môi trường và bảo vệ môi trườngChắc hẳn đây cũng là mối quan tâm và thắc mắc chung của nhiều người. Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi sẽ nêu rõ vai trò của môi trường với con người, từ đó có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Môi trường là gì?Là tổng thể không gian sống tự nhiên bao quanh chúng ta, bao gồm giới sinh vật như động vật, thực vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái như đất, nước, không khí, khí hậu. Có thể nói môi trường sống của con người, động thực vật và cả các vi sinh vật đều sống chung dưới một bầu khí quyển.
Môi trường sống là nơi con người và các sinh vật cùng chung sống
Vậy môi trường tự nhiên là gì? Nó bao gồm các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất, là không gian sống cung cấp cho con người và các loại động thực vật không khí để thở, cung cấp tài nguyên khoáng sản, đất để trồng. Môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính: Thạch quyển; thủy quyển; khí quyển và sinh quyển.
Bảo vệ môi trường là gì?Người ta thường ví bầu khí quyển, môi trường tự nhiên và cả Trái đất này chính là “Mẹ thiên nhiên” mang lại sự sống cho tất cả các sinh vật. Việc bảo vệ môi trường sống chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Mục đích của việc bảo vệ môi trường là giữ gìn bầu không khí trong lành, sạch đẹp. Bảo vệ môi trường còn góp phần làm cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường.
Vậy tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?Những năm gần đây, chắc hẳn các bạn đều cảm nhận được môi trường đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Sự ô nhiễm không dừng tại một hình thái môi trường nào mà nó diễn ra ở tất cả các hệ sinh thái như đất, nước, không khí,…
Theo thống kê của các chuyên gia dự đoán khí tượng, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên, nhiệt độ trung bình năm chạm ngưỡng gần 400 C so với kỷ băng hà. Dựa vào đánh giá mới nhất của các chuyên gia, nhiệt độ năm đang tăng ít nhất từ 1,2-1,30 C so với thời kỳ tiền thời đại công nghiệp và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng từ 1,4 – 5,80 C.
Hiện tượng Trái Đất nóng lên đã có tác động rất lớn đến với môi trường- xã hội. Nhiệt độ năm tăng dẫn đến việc băng tan làm mực nước biển cũng sẽ tăng theo, hình thành nên nhiều mắt bão có cường độ rất mạnh, suy giảm tầng ozon,…
Hiện tượng “ô nhiễm môi trường” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều lần trong mọi diễn đàn bàn về môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, đất,… đều được đặt ở mức báo động đỏ.
Xử lý rác thải nhựa- là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia
Theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, năm 2018 lượng nước thải được thải ra môi trường tự nhiên lên tới 80%. Còn tại Việt Nam hơn 70% lượng nước thải đến từ chất thải công nghiệp, cùng với đó môi trường không khí bị tác động nghiêm trọng. Năm 2020, chính là năm của những kỷ lục về biến đổi khí hậu, lũ lụt, động đất, sóng thần, cháy rừng xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên Trái Đất. Cháy rừng ở Úc; động đất Nhật Bản; nắng nóng kéo dài ở Châu Âu; lũ lụt ở các quốc gia châu Á; băng tan ở Bắc Cực,…. Con người chính là đối tượng bị tác động trực tiếp từ việc ô nhiễm môi trường, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, động thực vật dần bị tuyệt chủng gây mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Lũ lụt tại miền Trung Việt Nam
Chính vì vậy, việc cấp thiết là cần bảo vệ môi trường và cải thiện để môi trường sản xuất và sinh hoạt. Bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình quốc gia của tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trườngCó lẽ có 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó là tác động từ môi trường tự nhiên (ngoại lực) và tác động từ con người (nội lực). Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân từ chúng nhé!
- Tác động của tự nhiên: Các yếu tố từ tự nhiên hình thành lên các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, nước biển dâng,…đều xuất phát từ nguyên nhân từ vỏ Trái Đất và hoạt động của các dòng nước tạo nên các hiện tượng trên.
Tác động của con người: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường chính là từ những tác động của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Con người có thể nói chính là “thủ phạm” gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái tự nhiên. Cụ thể như hành động xả rác bừa bãi, phá rừng lấy gỗ, xây dựng nhà máy công nghiệp với khâu xử lý nước thải và chất thải kém chất lượng,… đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề với môi trường.
Ảnh hưởng từ việc sản xuất, lượng khí CO2 khổng lồ, rừng bị phá dẫn đến việc ô nhiễm không khí trầm trọng. Đồng thời các hình thái thời tiết cực đoan như xoáy, lốc, hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất liên tục xảy ra. Với môi trường tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, hiện tượng cháy rừng,… dẫn đến các sinh vật dần bị tuyệt chủng.Biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường
Có lẽ ai trong chúng ta khi đã thấy được sự biến đổi đến mức chóng mặt của khí hậu, chất lượng không khí trong những năm gần đây đều cần có ý thức về việc bảo vệ môi trường. Một số biện pháp dưới đây giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường như:
- Hạn chế sử dụng những vật liệu được làm từ nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon để giúp giảm lượng rác ra môi trường tự nhiên vì những chất này rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.
- Trong sản xuất nông nghiệp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật- đây là những chất hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường đất.
Và còn rất nhiều các biện pháp để bạn chung tay bảo vệ môi trường, bạn có thể tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường như giờ Trái Đất, các hội bảo vệ môi trường tái chế rác trên các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twist,..
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về vai trò quan trọng của môi trường. Giờ đây câu hỏi “Tại sao phải bảo vệ môi trường?” đã có lời giải đáp, hy vọng không chỉ bạn mà tất cả mọi người đều ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia chung sức bảo vệ mái nhà này. Đừng quên chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn về thông điệp “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” nhé.
- Về công nghiệp: Cần xử lý mạnh tay với những doanh nghiệp không tuân thủ biện pháp về bảo vệ môi trường. Cần có sự đầu tư trong sản xuất hướng tới môi trường như xử lý rác thải, khói công nghiệp,…
- Không chặt phá rừng, trồng nhiều cây xanh giúp không khí trong lành và hạn chế hiện tượng lũ ống lũ quét.
….