Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" vốn là một bài thơ. Theo em, có cần thiết phải dùng từ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao?

Câu 1: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" vốn là một bài thơ. Theo em, có cần thiết
phải dùng từ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao?
Câu 2: Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn:
“Những đêm Trường Sơn
Đường biên giới uốn quanh co mây trời đẹp quá
Vỡ kính rồi trăng tràn cả vào xe.”
(Nhạc và lời: Tân Huyền)
a. Phần ca từ trên gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn
lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
b. Chủ đề của bài thơ là gì? Tác giả đã đưa vào trong tác phẩm nói trên một hình ảnh
độc đáo góp phần làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Theo em, đó là hình ảnh nào?
Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về hình ảnh đó.
c. Dựa vào hai khổ thơ đầu của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn
dịch (khoảng 12 câu) làm rõ vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn thời
chống Mĩ. Trong đoạn có sử dụng một trợ từ và một câu ghép (gạch chân và chú
thích rõ).
Câu 3: Cho hai câu thơ:
“Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già”.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
a. Chép chính xác sáu câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ thứ ba và thứ tư của bài
thơ.
b. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép? Việc sử
dụng ngôn ngữ như thế đem lại hiệu quả gì trong việc khắc hoạ hình ảnh những
người chiến sĩ lái xe Trường Sơn?
c. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ ba và thứ tư. Cho
biết hiệu quả diễn đạt của chúng.
d. Hình ảnh “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" trong đoạn thơ vừa chép gợi em liên
tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một câu thơ miêu tả nụ
cười toả sáng giữa những gian khổ khó khăn của những người lính? Hãy chép lại câu
thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.
e. Viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) làm rõ tinh thần
dũng cảm, lạc quan yêu đời, bất chấp gian khổ, nguy hiểm của những người lính lái xe
1
Trường Sơn thời chống Mĩ trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng một
câu bị động và một thán từ (gạch chân và chú thích rõ).
1 trả lời
Hỏi chi tiết
525
1
0
Phạm Tuyên
15/11/2022 20:13:43
+5đ tặng
Câu 1

Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ”nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo