Rắn là loài vật cổ xưa và đáng sợ nhất trên trái đất. Trong quá khứ, có thời kì loài vật này thống trị khắp mặt đất. Với nọc đọc khủng khiếp, hành tung bí ẩn, di chuyển nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, loài rắn tỏ ra chiếm ưu thế trong việc tấn công và giết chết kẻ thù. Cho đến cả những loài săn mồi hùng mạnh như sư tử, hổ, báo cũng phải nể sợ loài rắn.
Rắn là một nhóm động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài. Trên thế giới hiện nay, có hàng trăm loài rắn khác nhau, điển hình như rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, hổ mang lửa, đuôi chuông,…Nói về lịch sử, trên thế giới hiện nay, nguồn gốc của rắn vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết rằng: Thứ nhất, căn cứ vào những hình dạng trên hóa thạch, rắn được tiến hóa từ thằn lằn dạng kỳ đà sống kiểu đào bới. Các loài sống ngầm dưới lòng đất đã tiến hóa để có một cơ thể phục vụ cho việc thích nghi với môi trường đất ngầm, nhưng cuối cùng đã mất đi các chi.
Hiện tại vẫn còn một số loại hóa thạch của Najash – một loài rắn giữ lại chi sau, đã bị tuyệt chủng. Thứ hai, dựa vào hình thái học, cho rằng tổ tiên của loài rắn xuất phát từ thương long-một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng, các đặc điểm cơ thể của chúng khá giống với rắn biển hiện nay. Từ đó có thể nói rằng giả thiết hai cũng có khả năng đúng vì thương long còn có nguồn gốc từ thằn lằn dạng kỳ đà. Hiện nay, có khoảng 3.500 loài rắn có thể được thấy trên gần như mọi châu lục(trừ Châu Nam Cực), trong lòng đại dương sâu thẳm cũng như trên những dãy núi cao tới 4.900m. Nhưng một số hòn đảo hầu như rất ít sinh sống hoặc không có rắn, điển hình là Ireland, Iceland, New Zealand (thỉnh thoảng vẫn thấy có rắn cạp nia biển). Tất cả các loại rắn hiện đại được chia thành hai bộ chính: đó là bộ Squamata(bò sát có vảy), với bộ thứ hai ở dạng “rắn nước”.
Rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Phần lớn các loài rắn là động vật tương đối nhỏ, dài khoảng 1m. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn tổ tiên của chúng. Da rắn được che phủ trong một lớp vảy sừng. Do người ta hay có sự nhầm lẫn rằng da rắn nhớt như giun, thật ra da rắn nhẵn và khô. Rắn thường dùng vảy bụng để di chuyển, bám lấy các bề mặt.
Các mí mắt của rắn là vảy sừng trong suốt và luôn luôn đóng kín, vì thế nên có thành ngữ “Thao láo như mắt rắn ráo”.Sự lột bỏ lớp vảy ở rắn được gọi là lột xác. Giống như việc lộn mặt trong của một cái áo, da rắn không bị lột tách biệt mà như chỉ được thay bằng một lớp hoàn hảo hơn bên trong cơ thể của nó. Lột xác sẽ giúp rắn thay thế lớp da cũ kỹ hoặc bị mòn, còn có thể loại bỏ các ký sinh trùng nữa.
Mỗi lần nhắc đến rắn thì tất nhiên không thể không nhắc đến nọc của nó. Rắn hổ, lục và các loài họ hàng của chúng sử dụng nọc để làm tê liệt hay giết chết con mồi. Thực tế những cái nọc của chúng là nước bọt đã qua biến đổi, được tiết ra theo các răng nọc. Nếu con người bị rắn cắn, phải chữa trị ngay, nọc độc của nó có thể gây tử vong trong tích tắc. Khi bị rắn độc cắn, đầu tiên phải dùng một vật buộc phía trên vết cắn từ 3-5cm, sau đó tẩy nọc bằng cách dùng nước rửa sạch vết thương rồi rửa thuốc tím hoặc cồn iot, sau đó hút máu tại chỗ rắn cắn, sau khi đã sơ cứu xong thì hãy đưa đến trạm ý tế gần nhất. Đó là một số bước cơ bản khi gặp phải sự cố bị nọc độc của rắn gây hại.
Nơi ở của loài bò sát không chân này rất là đa dạng chúng sống ở gần như trên mọi châu lục ngoại trừ châu Nam Cực . Chúng sống được trong lòng đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương.
Về thức ăn , tất cả loài rắn đều là động vật chỉ toàn ăn thịt, với thức ăn của chúng là các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, thú nhỏ, cá, côn trùng, ốc, các loài rắn khác cũng như trứng của các loại con mồi này . Do nó không có răng nên không thể cắn hay xé thức ăn ra thành từng miếng nên chúng phải nuốt chửng nguyên cả con mồi. Đặc biệt không phải con vật nào rắn cũng có thể nuốt được , kích thước cơ thể rắn có ảnh hưởng lớn tới tập tính ăn uống của nó.Ví dụ điển hình cho việc này đó chính là những con trăn non có thể khởi đầu công việc ăn uống chỉ với những con thằn lằn hay chuột , chúng không thể nào ăn được một con con hươu hay linh dương nhỏ.
Hiện tại vẫn còn một số loại hóa thạch của Najash – một loài rắn giữ lại chi sau, đã bị tuyệt chủng. Thứ hai, dựa vào hình thái học, cho rằng tổ tiên của loài rắn xuất phát từ thương long-một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng, các đặc điểm cơ thể của chúng khá giống với rắn biển hiện nay.Từ đó có thể nói rằng giả thiết hai cũng có khả năng đúng vì thương long còn có nguồn gốc từ thằn lằn dạng kỳ đà. Hiện nay, có khoảng 3.500 loài rắn có thể được thấy trên gần như mọi châu lục(trừ Châu Nam Cực), trong lòng đại dương sâu thẳm cũng như trên những dãy núi cao tới 4.900m. Nhưng một số hòn đảo hầu như rất ít sinh sống hoặc không có rắn, điển hình là Ireland, Iceland, New Zealand (thỉnh thoảng vẫn thấy có rắn cạp nia biển).
Tất cả các loại rắn hiện đại được chia thành hai bộ chính: đó là bộ Squamata(bò sát có vảy), với bộ thứ hai ở dạng răn cái sẽ không rời ổ trứng, ngoại trừ thỉnh thoảng phải bò ra tắm nắng hay uống nước. Nó thậm chí còn “rùng mình” để sinh nhiệt nhằm ấp trứng . Đặc biệt nhất là một số loài rắn là sinh noãn thai và giữ các quả trứng trong cơ thể cho tới khi chúng gần như đã sẵn sàng để nở. Gần đây người ta đã xác nhận rằng một vài loài rắn là động vật đẻ con thật sự, như Boa constrictor và trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) .
Khi nuôi dưỡng rắn , chúng ta có thể thả chúng ở chung với nhau nhưng riêng với một số loài rắn chúng ta phải để riêng như rắn hổ mang . Chúng ta phải biết khi nào là rắn lột da , vì khi lột da chúng trở nên hung dữ hơn trước và mún được yên tĩnh . Sau khi lột da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2 – 3 lần.
Rắn là loài bò sát vừa có lợi và có hại cho chúng ta , lợi ích trong nông nghiệp là giúp người nông dân bắt chuột đồng . Đem lại cho chúng ta thịt rắn , cho ta rượu rắn , mật trăn và nọc độc của rắn để làm thuốc chữa bệnh khi bị rắn cắn . Không những thế , nó còn cho ta những sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi , da rắn , …. Cái gì có lợi thì cũng có hại hằng năm có vô số người chết vì nọc đọc của rắn.
Không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi. Rắn trong tâm linh có ý nghĩa cực kì quan trọng. Với các nước phương Đông, trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng. Rắn thường thể hiện hình ảnh khác nhau như thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh, tình yêu. Rắn rất được kính trọng ở nhiều nơi như Vị thần rắn trong Ấn Độ giáo có tên gọi là Na-ga.
Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Còn Thái Lan rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Rắn trong tâm linh là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người. Vì thế ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn. Không riêng các nước khác, ở Việt Nam rắn cũng được thờ cúng rất nhiều. Tuy loài rắn tượng trưng cho vai ác, độc hại nhưng chúng cũng giúp ích rất nhiều cho đời sống chúng ta.
Tự nhiên vốn có quy luật riêng của nó. Một loài sinh ra với nọc độc mạnh mẽ như các loài rắn cũng có kẻ thù tự nhiên của nó. Các loài chim lớn và thú săn mồi nhỏ như chồn, cáo, linh cẩu không ngừng săn bắt các loài rắn để làm thức ăn. Đối với con người, rắn là biểu tượng của sức mạnh thần bí, của bóng tối và sự tái sinh vĩnh cửu.