Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày phòng tục đón tết cổ truyền ở gia đình em

Trình bày phòng tục đón tết cổ truyền ở gia đình em ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
213
1
0
Nguyễn Nam Sơn
23/11/2022 16:43:11
+5đ tặng
Tết Cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngày lễ này được tính theo Âm lịch và tuy rằng thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ có vài phút nhưng người Việt ăn Tết cổ truyền trong nhiều ngày. Xưa kia, Tết cổ truyền có khi kéo dài từ tháng 12 tới hết tháng 3 âm lịch.

Ngày nay, thời gian ăn Tết cổ truyền ở Việt Nam hầu như đã thu ngắn lại, chỉ còn khoảng 7 – 10 ngày. Một số vùng vẫn giữ tập tục ăn Tết lâu hơn, khoảng nửa tháng hoặc hơn một chút. Ngoài ý nghĩa tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, Tết Cổ truyền của người Việt còn có ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp và gặp gỡ trong vui mừng hân hoan.
Vào dịp Tết Cổ truyền, người Việt dù làm ăn xa đến đâu cũng cố gắng quay về quê hương để quây quần bên gia đình đón năm mới. Sau đó, vào những ngày Tết, người Việt bỏ hết công việc, để tâm hồn được thoải mái, thư giãn và vui chơi, đi chúc Tết lẫn nhau. Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp Tết Cổ truyền tùy theo đặc trưng của từng địa phương.
Bên cạnh đó, Tết Cổ truyền còn là dịp để người Việt bày tỏ lòng thành kính đối với Trời Đất, các vị thần linh và lòng hiếu đạo đối với tổ tiên, những người đã khuất. Do đó, vào dịp lễ này, người Việt có nhiều nghi lễ và phong tục, tập quán cúng bái khá đặc sắc. Tùy theo từng tôn giáo, tín ngưỡng mà các nghi lễ và phong tục này có sự khác nhau riêng.

Hơn nữa, Tết Cổ truyền cũng là dịp để mọi người trút bỏ những muộn phiền, thất bại, âu lo của năm cũ và tin tưởng, hi vọng vào năm mới sẽ may mắn, thành công hơn. Với tất cả các ý nghĩa trên, người Việt chuẩn bị Tết Cổ truyền rất công phu, trang hoàng nhà cửa đẹp đẽ, nấu nhiều món ăn ngon và thực hiện các phong tục truyền thống để cầu may.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Cường
23/11/2022 17:14:44
+4đ tặng
Trong những ngày gần Tết và Tết, các thành viên trong gia đình em sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn,... 
Và có nhiều phong tục truyền thống trong dịp Tết này.
Việc đầu tiên là dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
Tiếp đó là ba em sẽ thăm viếng, làm sạch nơi an nghỉ của người thân em, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Tiệc tất niên nhà em thường là một trong các ngày 27,28,29 để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
Tiếp đó là trang trí đèn, thiệp trên cây mai miền, hoa vạn thọ, cây quất để tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình
Chiều tối 29 Tết thì gói và nấu bánh chưng.
Sau đó là chuẩn bị mâm ngũ quả để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
Đúng giao thừa thì bày lễ cúng ngoài trời với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Sáng mồng một có tục xông đất cầu mong mọi việc may mắn, suôn sẻ, rồi đi chúc Tết họ hàng. Sau đó sẽ đi chùa, đi chúc Tết bạn bè, họp lớp hay cùng nhau đi chơi đâu đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo